Ngành nào làm ăn “thất bát” nhất năm 2015?
Thông tin và truyền thông; Nghệ thuật, vui chơi, giải trí… là những ngành có số doanh nghiệp “chết” nhiều nhất trong năm qua.
- 05-01-2016Thuế, phí “ngốn” gần 50% lợi nhuận, làm sao doanh nghiệp lớn lên được?
- 24-11-2015Số doanh nghiệp thành lập mới tăng cao kỷ lục
- 27-08-2015Để "lật ngược thế cờ", Việt Nam cần ít nhất 2 triệu doanh nghiệp
Báo cáo về tình hình hoạt động doanh nghiệp năm 2015 của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, có nhiều diễn biến đáng chú ý liên quan đến “sức khỏe” doanh nghiệp trong năm qua.
Cụ thể, báo cáo cho biết, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh trong năm 2015 của cả nước là 9.467 doanh nghiệp, giảm 0,36% so với cùng kỳ năm trước.
Xét theo loại hình doanh nghiệp, trong tổng số 9.467 doanh nghiệp giải thể, có 3.511 công ty TNHH 1 thành viên (chiếm 37,1%); có 2.668 công ty TNHH 2 thành viên (chiếm 28,2%); có 1.907 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 20,1%) và 1.381 công ty cổ phần (chiếm 14,6%).
Xét theo quy mô vốn, trong năm 2015 số lượng doanh nghiệp giải thể phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký nhỏ dưới 10 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 93,68% trên tổng số doanh nghiệp giải thể (cùng kỳ năm 2014 tỷ lệ này là 93,75%).
Điều này phần nào cho thấy, các doanh nghiệp có quy mô lớn thường được tổ chức tốt hơn, có trình độ quản lý, nguồn lao động và công nghệ sản xuất phát triển so với doanh nghiệp quy mô nhỏ nên có "sức đề kháng" và hoạch định chiến lược kinh doanh tốt hơn.
Về tình hình doanh nghiệp giải thể theo ngành, lĩnh vực hoạt động, trong năm 2015, một số ngành, lĩnh vực có tình hình doanh nghiệp giải thể tăng, bao gồm: Thông tin và truyền thông tăng 104,3%; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 77,8%; Sản xuất phân phối điện, nước, ga tăng 28,3%; Giáo dục và đào tạo tăng 21%; Khoa học, công nghệ; dịch vụ, tư vấn; quảng cáo và chuyên môn khác tăng 12,2%.
Các ngành, lĩnh vực còn lại đều có số doanh nghiệp giải thể giảm so với cùng kỳ năm trước.