Ngành hàng xuất khẩu trọng điểm sẽ được đẩy mạnh vào siêu thị ngoại
Phấn đấu đến năm 2020 hàng hóa xuất khẩu Việt Nam được xuất khẩu trực tiếp vào tất cả các hệ thống phân phối lớn tại châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á, Đông Bắc Á và tại các quốc gia ký Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam.
- 14-09-2015Xuất khẩu trực tiếp: Lời giải cho bài toán gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp
- 30-01-2015Đồng Nai nỗ lực tìm cách xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ
- 11-05-2009Gạo Việt Nam sẽ xuất khẩu trực tiếp vào Châu Phi
Đó là một trong những mục tiêu được đưa ra trong Đề án Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa vào hệ thống phân phối nước ngoài nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp vào các hệ thống phân phối đã có hiện diện tại Việt Nam và tiếp đến là các hệ thống phân phối lớn khác. Đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu của những nhóm hàng Việt Nam có thế mạnh (như dệt may, da giầy, thủy sản, cà phê, chè, rau quả, đồ gỗ nội thất,...).
Theo đó sẽ xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu; Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và kết nối với các hệ thống phân phối nước ngoài; Thúc đẩy DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực phân phối tham gia đầu tư sản xuất để xuất khẩu sản phẩm.
Đồng thời, khuyến khích, tạo điều kiện thành lập kho ngoại quan để cung ứng hàng hóa kịp thời cho các hệ thống phân phối nước ngoài. Nâng cao năng lực các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Việt Nam đáp ứng yêu cầu của các hệ thống phân phối nước ngoài.
Bộ Công Thương được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Đề án.
Để tham gia vào Đề án, các DN và hiệp hội ngành hàng cần cung cấp, cập nhật số liệu về tình hình xuất khẩu trực tiếp của DN vào hệ thống phân phối nước ngoài.
Đề xuất Bộ Công Thương lựa chọn những mặt hàng trọng điểm xuất khẩu để xây dựng bộ quy trình quản lý chất lượng phù hợp với mục tiêu, yêu cầu xuất khẩu vào các hệ thống phân phối. Đồng thời tổng hợp những khó khăn, vướng mắc phát sinh và đề xuất kiến nghị chính sách hỗ trợ, giải pháp tháo gỡ khó khăn.
Được biết, nguồn kinh phí thực hiện Đề án được đảm bảo từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn tự chủ của DN và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.