Ông Hoàng Hữu Phước nói về việc tự ứng cử Đại biểu Quốc hội
Là một trong những đại biểu Quốc hội đương nhiệm tự ứng cử vào khóa tới, ông Hoàng Hữu Phước, Đoàn ĐBQH TPHCM đã chia sẻ về việc tiếp tục tự ứng cử.
- 18-03-2016Nhiều “bô lão” tự ứng cử ĐBQH khóa 14 tại TP.HCM
- 17-03-2016Ông Hoàng Hữu Phước, Đặng Thành Tâm tự ứng cử ĐBQH
- 16-03-2016Vì sao những người tự ứng cử khó đi đến 'chung cuộc' ?
- 15-03-2016Tổ chức phản động đứng sau một số người tự ứng cử Quốc hội
Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Hữu Phước, Đại biểu Quốc hội đoàn TPHCM đồng thời là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ Doanh thương Mỹ Á cho rằng việc tự ứng cử không có nhiều lợi ích bằng việc được đề cử.
Ông là trường hợp tự ứng cử thành công, ông có thấy có sự phân biệt giữ người tự ứng cử và người đề cử không?
Sự bất bình đẳng, bất công hay phân biệt là không có. Nhưng một người được tổ chức đề cử thì có nhiều lợi ích hơn, ví dụ người đó tham gia cách mạng, được người dân biết đến nhiều hơn, quen thuộc với bộ máy hành chính. Còn với người tự ứng nằm ngoài hệ thống chính trị, công quyền, lại chưa được người dân biết đến. Đối với tôi tự ứng cử thì yếu thế hơn.
Là người tự ứng cử thành công và trở thành đại biểu Quốc hội, ông có gặp khó khăn gì trong nhiệm kỳ vừa qua?
Do những kinh nghiệm và hiểu biết, hệ thống chính trị xã hội công quyền hạn chế nên phải mất một thời gian đầu, khoảng 2 – 3 kỳ họp để làm quen với công việc và mọi người. Tất nhiên sự làm quen này không phải chỉ với người tự ứng cử mà những người là ĐBQH lần đầu cũng như vậy.
Vậy ông có chia sẻ gì với những người tự ra ứng cử nhiệm kỳ này?
Kỳ này các bạn tự ra ứng cử có lợi thế hơn, ở chỗ là đã có khoảng thời gian nhiều trong mấy năm qua để theo dõi Quốc hội khóa XIII với các hoạt động, đánh giá những khó khăn và thuận lợi nào. Trong 5 năm qua Việt Nam có khó khăn về kinh tế, chính trị nhưng Quốc hội Khóa XIII vượt qua được và Chính phủ cũng đã vượt qua, đem lại cho đất nước nhiều cơ hội. Đây là nền tảng cho Quốc hội Khóa XIV này tiến tới tiến trình dân chủ hóa và cũng là động lực thúc đẩy nhiều người hơn để tự ra ứng cử.
Kỳ vừa rồi được biết sức khỏe ông không tốt và không tham dự được. Vậy trong thời gian tới liệu vấn đề này có được đảm bảo trong kỳ tới khi ông được ứng cử?
Sức khỏe là quan trọng để làm việc. Nhưng những việc liên quan đến sức khỏe của tôi vừa qua là bất thường và bất ngờ thôi, chứ không có gì trầm trọng. Đối với chân của tôi là sự cố ngoài ý muốn, thì khoảng 2 tháng nữa là lành và không phải chống gậy nữa.
Với một nhiệm kỳ làm Quốc hội rồi, tiếp tục ứng cử thì ông có tự tin là sẽ tiếp tục thành công hay không?
Kỳ trước khi mình ra ứng cử đã có trả lời rồi. Mình ra kỳ này không phải là mình tin rằng mình có được sự tín nhiệm mà với lòng mong muốn được phục vụ đất nước. Nên nếu cử tri cho mình cơ hội để phục vụ thì sẽ cố gắng, còn không được thì có nghĩa niềm tin của cử tri đặt ra cho nhiều người khác tín nhiệm hơn.
Điều gì ông rút ra khi trải qua nhiệm kỳ vừa rồi?
Một điều tôi trăn trở là xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân còn có vấn đề. Tức là khi nhận đơn thư khiếu nại, viết phiếu chuyển, đơn thư chuyển đi, có đốc thúc nhưng những vụ án nổi cộm kéo dài trong nhiều năm vẫn còn.
Đặt ra là các cơ quan chức năng, khi nhận thư chuyển đề nghị xem xét thì cần xem xét vì có nhiều trường hợp không hồi âm. Tâm nguyện của tôi là sắp tới sử dụng kinh nghiệm đó để xử lý mọi việc tốt hơn. Hãy tiếp xúc trực tiếp, đối thoại và chứng minh cho người dân thấy vấn đề và cố gứng giải quyết bức xúc của người dân để giảm khiếu nại tăng lên.