"Rủi ro tài khóa mở rộng như leo lên lưng hổ nhưng...chưa biết cách xuống"
Đó là lời nhận xét dí dỏm của ông Nguyễn Đình Cung khi phát biểu tham luận tại Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân 2014 diễn ra chiều nay, 28/4/2014.
Ông Nguyễn Đình Cung, Quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Mùa Xuân 2014 phiên họp chiều 28/4/2014 tỏ ra khá băn khoăn về tình trạng phân bổ nguồn lực giữa các khối doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
Nhận xét chung về nền kinh tế hiện nay, ông Cung cho rằng, nền tảng tăng trưởng kinh tế hiện nay của chúng ta đang yếu, và vẫn còn tiếp tục suy yếu.
Về chính sách tiền tệ và tài khóa, ông Cung cho biết hiện nay chính sách tiền tệ đang có xu hướng được nới lỏng. Sẽ rất tốt nếu chính sách tài khóa thắt chặt được. Tuy nhiên, thực tế xảy ra không được như vậy. Cả chính sách tiền tệ và tài khóa hiện nay đang có xu hướng nới lỏng. Nền kinh tế đang đứng trước nghịch lý: Vốn chảy vào khu vực kém hiệu quả, lao động chảy vào khu vực kém năng suất. Nếu tiếp tục tình trạng này, mặc dù vẫn có nhiều điểm sáng le lói, rủi ro lạm phát, giảm tăng trưởng sẽ quay trở lại.
Tăng vay nợ để Nhà nước chi tiêu đồng nghĩa với việc giảm nguồn lực còn lại cho khu vực doanh nghiệp tư nhân đang kiệt sức. Vì vậy, theo ông Nguyễn Đình Cung, cần giảm chi, giảm mua trái phiếu Chính phủ, mới có thể giải quyết được vấn đề.
Ông Cung hài hước, hiện nay, rủi ro tài khóa mở rộng như tình trạng leo lên lưng hổ mà chưa có cách nào xuống được!
Cũng xung quanh vấn đề nợ công, ông Trần Du Lịch tỏ ra lo lắng, cho rằng nợ công không phải nhẹ nhàng như chúng ta vẫn nghĩ, đặc biệt là so với thu ngân sách. Chính vì vậy, ông Lịch đề nghị Quốc hội bàn bạc riêng về vấn đề nợ công. Việt Nam cần nhìn thẳng vào những kết quả đạt được, rằng đó là thất bại, hay thành tích. Ví dụ, nếu năm nay đặt vấn đề lạm phát mục tiêu 6,5%, trong trường hợp lạm phát thực tế cao hơn, thì đó là thất bại, chứ không thể là thành tích để tung hô...
Nhận xét chung về nền kinh tế hiện nay, ông Cung cho rằng, nền tảng tăng trưởng kinh tế hiện nay của chúng ta đang yếu, và vẫn còn tiếp tục suy yếu.
Về chính sách tiền tệ và tài khóa, ông Cung cho biết hiện nay chính sách tiền tệ đang có xu hướng được nới lỏng. Sẽ rất tốt nếu chính sách tài khóa thắt chặt được. Tuy nhiên, thực tế xảy ra không được như vậy. Cả chính sách tiền tệ và tài khóa hiện nay đang có xu hướng nới lỏng. Nền kinh tế đang đứng trước nghịch lý: Vốn chảy vào khu vực kém hiệu quả, lao động chảy vào khu vực kém năng suất. Nếu tiếp tục tình trạng này, mặc dù vẫn có nhiều điểm sáng le lói, rủi ro lạm phát, giảm tăng trưởng sẽ quay trở lại.
Tăng vay nợ để Nhà nước chi tiêu đồng nghĩa với việc giảm nguồn lực còn lại cho khu vực doanh nghiệp tư nhân đang kiệt sức. Vì vậy, theo ông Nguyễn Đình Cung, cần giảm chi, giảm mua trái phiếu Chính phủ, mới có thể giải quyết được vấn đề.
Ông Cung hài hước, hiện nay, rủi ro tài khóa mở rộng như tình trạng leo lên lưng hổ mà chưa có cách nào xuống được!
Cũng xung quanh vấn đề nợ công, ông Trần Du Lịch tỏ ra lo lắng, cho rằng nợ công không phải nhẹ nhàng như chúng ta vẫn nghĩ, đặc biệt là so với thu ngân sách. Chính vì vậy, ông Lịch đề nghị Quốc hội bàn bạc riêng về vấn đề nợ công. Việt Nam cần nhìn thẳng vào những kết quả đạt được, rằng đó là thất bại, hay thành tích. Ví dụ, nếu năm nay đặt vấn đề lạm phát mục tiêu 6,5%, trong trường hợp lạm phát thực tế cao hơn, thì đó là thất bại, chứ không thể là thành tích để tung hô...
Minh Thư