Tập trung thanh tra trách nhiệm của Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Hào đã khẳng định điều này khi trao đổi với chúng tôi trước thềm xuân mới.
Bên cạnh đó, lực lượng thanh tra cũng đã đề nghị xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý 7850 tỷ đồng, 428 ha đất. Xử phạt vi phạm hành chính 3095 tỷ đồng; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 1586 tập thể, 2675 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 72 vụ việc, 75 người,…
Theo ông Hào, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng đạt được kết quả đáng phấn khởi. Các cơ quan hành chính đã giải quyết 39.013 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Nhiều địa phương không phát sinh mới các vụ việc phức tạp, đông người. Phần lớn, các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh được tập trung giải quyết, nhờ vậy cả nước đã giảm 2% số lượt người và giảm 1,2% số đoàn đông người.
Đặc biệt, trong năm 2013 ngành Thanh tra đã phát hiện 45 vụ, 99 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng. Kiến nghị thu hồi 354 tỷ đồng (đã thu 299,6 tỷ đồng), kiến nghị xử lý hành chính 10 tập thể, 104 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 26 vụ, 39 đối tượng... Các bộ, ngành địa phương cũng đã tiến hành 5466 cuộc kiểm tra việc thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn. Qua đó, phát hiện 210 vụ vi phạm, xử lý kỷ luật 134 người...
Từ những kết quả đã đạt được, năm 2014, Thanh tra Chính phủ sẽ tập trung thanh tra trách nhiệm của Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước.
Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Hào cho biết: Nội dung thanh tra sẽ tập trung vào các lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, tài nguyên khoáng sản, quản lý vốn đầu tư, tạm nhập tái xuất; công tác đảm bảo an toàn đối với hệ thống tín dụng; thanh tra việc sử dụng, quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại các ngân hàng, DNNN và doanh nghiệp có vốn cổ phần của Nhà nước.
Cụ thể, đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, sẽ tập trung thanh tra công tác quản lý Nhà nước và việc chấp hành chính sách pháp luật của các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp thuộc bộ quản lý.
Trong đó, tập trung thanh tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý đất đai, quản lý sử dụng vốn, tài sản, hoạt động sự nghiệp có thu, công tác đầu tư xây dựng cơ bản, các sự án sử dụng nguồn vốn ODA, vốn trái phiếu chính phủ, dự án BOT, BT; chống gian lận thương mại, xử lý nợ đọng thuế, hoàn thuế…
Tại các địa phương, sẽ tập trung thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các quận, huyện trực thuộc trong công tác quản lý Nhà nước. Thanh tra việc quản lý và sử dụng vốn, việc thực hiện nghĩa vụ ngân sách Nhà nước tại các doanh nghiệp trực thuộc địa phương.
Thanh tra các chương trình, đề án phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh, nhất là việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn ODA, BT, BOT, nguồn vốn ngân sách lớn…
Về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thanh tra Chính phủ tập trung giải quyết có chất lượng các vụ việc, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 85% đối với các vụ việc mới phát sinh. Chú trọng việc tổ chức thi hành trên 80% các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.
Đặc biệt, Thanh tra Chính phủ sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng. Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc nắm bắt tình hình, phát hiện tham nhũng, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao như: Đầu tư, xây dựng, đất đai, thu ngân sách, mua sắm công, công tác cán bộ…
Đồng thời, chủ động thông tin kịp thời về những kết quả công tác, không để đưa thông tin sai sự thật, gây dư luận không tốt và hiểu không đúng và tình hình và những nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.
Theo Trần Mạnh