TPP và những điều thú vị
Ngày mai 4/2, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức được ký kết, mở ra chương mới trong quan hệ và hội nhập quốc tế của Việt Nam bước vào sân chơi của những đối tác lớn.
- 03-02-2016Chính phủ đồng ý ký Hiệp định TPP
- 02-02-2016Bộ Công Thương: Cần giải pháp phù hợp để tận dụng lợi thế TPP
- 29-01-2016Doanh nghiệp sẽ lên đường cùng Bộ trưởng Bộ Công Thương đi ký kết TPP
Với TPP, cuộc chơi có thể thay đổi khi mà cùng với một số hiệp định thế hệ mới, TPP có Hoa Kỳ tham gia đều đặt ra những tiêu chuẩn cao về rỡ bỏ rào cản với thương mại và đầu tư. Các hiệp định này còn hướng tới cải cách các quy định pháp luật để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Ra đời từ năm 2005 với bốn thành viên Bru-nây, Chi-lê, Niu Di-lân và Singapore song TPP chỉ thực sự được chú ý khi có một khởi đầu mới với việc Hoa Kỳ chính thức tham gia vào tháng 9/2008. Ngay sau đó, hai nước cũng tham gia là Australia và Pê-ru.
Ban đầu, Việt Nam chỉ tham gia TPP với tư cách là thành viên liên kết – một dạng quan sát viên đặc biệt vào đầu năm 2009. Và phải sau 3 phiên đàm phán, tức là tháng 11/2010 thì Việt Nam mới chính thức là thành viên của TPP. Tiếp sau đó là một loạt các thành viên khác tham gia như Malaysia, Ca-na-da, Me-hi-cô, Nhật Bản.
Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, người đã từng trực tiếp đàm phán và ký kết WTO, cũng tham gia tư vấn đàm phán cho TPP đã nói rằng: “Nếu không có Việt Nam thì TPP không có ý nghĩa”.
Có thể, lời của người được phong là “Ông WTO” có thể hơi quá để nâng tầm Việt Nam trong cục diện TPP. Thế nhưng, cần nhớ lại rằng sự hiện diện của Việt Nam trong TPP, dù ban đầu mới chỉ là tư cách thành viên liên kết, là do “được mời”.
Ông Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán TPP, cho biết mặc dù Việt Nam là nền kinh tế có trình độ thấp, nhưng các nước TPP lại chọn Việt Nam là một trong những nước tham gia đàm phán và được đánh giá cao vì một số lý do.
Đó là Việt Nam đã chứng tỏ là quốc gia năng động, nhất quán theo đường lối Đổi mới và nghiêm túc trong việc thực hiện các cam kết quốc tế. Điều đặc biệt, Việt Nam là nước có chính trị ổn định, có vai trò ngày càng lớn trong khu vực và là một đối tác quan trọng, có thể giúp tăng ảnh hưởng của TPP. Ngoài ra, Việt Nam là nước hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài với lực lượng dân số trẻ, thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng.
Việc Việt Nam tham gia TPP cũng là minh chứng cho thấy đây là thành công của TPP trong việc quan tâm đến các nước đang phát triển thông qua các biện pháp đa dạng để hỗ trợ trong việc thực thi các tiêu chuẩn cao của Hiệp định.
Tuy nhiên, các chuyên gia còn cho rằng lý do Việt Nam trở nên quan trọng trong TPP đó là:Việt Nam là một đối tác quan trọng trong chiến dịch xoay trục châu Á của Tổng thống Obama. Xét cả về kinh tế và chính trị, quan hệ Việt – Mỹ đang ở mức độ tốt đẹp nhất kể từ khi chiến tranh kết thúc cách đây 40 năm.
Khu vực TPP có dân số trên 800 triệu người, chiếm trên 40% GDP và 1/3 tổng kim ngach thương mại toàn cầu. Với 30 chương, Hiệp định TPP hướng tới tự do hóa toàn diện khi xóa bỏ gần như 100% thuế nhập khẩu.
Việt Nam hướng đến cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu cho 100% mặt hàng, chỉ trừ một số ít các mặt hàng hạn ngạch thuế quan đang áp dụng hiện nay. Đối với xuất khẩu, sẽ xóa bỏ ngay hoặc có lộ trình, trừ 70 mặt hàng quan trọng bảo lưu.
Tính đến thời điểm này, những cam kết mà Việt Nam đã nỗ lực đàm phán trong suốt những năm qua vẫn được giữ vững. Theo nghiên cứu và đánh giá của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế, Việt Nam có thể sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong TPP .
Theo đó, trong 1 thập kỷ tới, nhờ TPP, GDP của Việt Nam có thể tăng trưởng 11%, tức tăng thêm 36 tỷ USD. Xuất khẩu cũng có thể tăng trưởng 28% vì các công ty sẽ chuyển nhà máy đến Việt Nam.
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Hoàn tất đàm phán TPP
Xem tất cả >>- Thủ tướng New Zealand John Key: TPP là hiệp định mang tính lịch sử
- Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Cần đánh giá đúng từng đối thủ
- Ký kết Hiệp định TPP: Cửa đã mở để Việt Nam đón thêm nhiều cơ hội
- Hiệp định TPP với công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam
- Bắt đầu rà soát lại nội dung TPP, sẽ sớm công bố toàn văn tiếng Việt