TS. Nguyễn Đình Cung: "Tìm văn bản pháp luật có chất lượng tốt hơi khó"
Để tìm được văn bản pháp luật có chất lượng hiện nay là rất khó khi mà văn bản tồi nhiều hơn cả văn bản tốt.
- 22-12-2015Quy định tốt nhất và tồi nhất tác động đến môi trường kinh doanh
- 28-09-2015Bộ trưởng Bộ Tư pháp: “Có tới 1 triệu văn bản pháp luật, đố luật sư nào hiểu hết được?”
- 17-04-2013MTTQ tham gia phản biện văn bản quy phạm pháp luật
-
Người dân, DN đóng góp nguồn tài chính cho các quỹ ngoài ngân sách gần như không biết chi tiết việc sử dụng, chi tiêu các quỹ ra sao
Đó là quan điểm của TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế trung ương (Ciem) đưa ra khi bình luận về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đặt ra tiêu chí chuẩn mực nhất về chất lượng văn bản quy phạm pháp luật. Mặc dù việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã tiếp cận với các tiêu chuẩn của thế giới, song TS. Cung cho rằng về cơ bản các văn bản pháp luật mà Việt Nam ban hành đều “tồi”.
“Chất lượng văn bản pháp luật của ta cơ bản là tồi. Vì tìm kiếm 10 cái xấu nhất thì quá dễ nhưng tìm kiếm nhiều cái tốt hơi khó khi mà văn bản tồi nhiều hơn” – TS. Cung đánh giá.
Phân tích quan điểm trên, TS. Cung cho biết tiêu chuẩn mà OECD đưa ra là văn bản quy phạm pháp luật phải có mục tiêu chính sách rõ ràng, có thể đạt được mục tiêu, hiệu quả và hiệu lực. Thế nhưng, trong các văn bản hiện nay ít xác định mục tiêu, mà chỉ nói chung chung là quản lý, trong khi đây không phải là mục tiêu, mà chỉ là sự áp đặt của cơ quan nhà nước.
Thứ hai, văn bản pháp luật phải được xây dựng trên cơ sở thực tiễn và khoa học rõ ràng. Song các quy định hiện nay phần lớn thiếu cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn, đơn cử như yêu cầu trưởng cơ sở in phải có bằng cấp, xuất khẩu gạo phải có kho…
“Tình trạng ban hành văn bản pháp luật không dựa trên chứng cứ mà dựa trên sự mong muốn và ý tưởng chủ quan mà ban hành. Mong muốn đó là bảo vệ lợi ích ai đó, thẩm quyền ai đó và chức năng ai đó mà không dựa trên chứng cứ để ban hành văn bản” – TS. Cung nói.
Thứ ba, tiêu chuẩn của OECD đặt ra là lợi ích phải vượt chi phí. Song quá trình làm luật lại không phân tích rõ ràng, áp dụng một cách hình thức, làm theo quy trình thủ tục hơn là biến văn bản thành công cụ để nâng cao chất lượng quy định của pháp luật.
Thứ tư, quy định đặt ra phải thúc đẩy cạnh tranh, công bằng và không hạn chế làm méo mó thị trường. TS. Cung chỉ ra thực tế hiện nay là vẫn đầy rẫy hạn chế cạnh tranh khi đặt ra các yêu cầu, điều kiện.
Dẫn chứng từ yêu cầu đặt ra điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo Nghị định 109, doanh nghiệp phải có kho chứa và nhà máy xay xát, ông Cung cho rằng yêu cầu này có thể khiến cho các DN khác không thể gia nhập thị trường và cũng không có cơ sở khoa học nào đưa ra.
“Đó là hình thức hạn chế cạnh tranh và bảo vệ lợi ích nhóm nào đó và làm thiệt hại cho xã hội. Việc yêu cầu hạn chế kho tàng, bến bãi, phải thiết kế phương thức kinh doanh, làm tăng chi phí kinh doanh, thì đó là tư duy phát triển kém cạnh tranh. Trong điều kiện hiện nay cần phải tận dụng nguồn lực sẵn có để kinh doanh, mỗi người góp vào một chút và kết nối, thành nguồn lực lớn. song quy định của ta không khuyến khích được” – TS. Cung đánh giá.
Thứ năm, văn bản pháp luật phải rõ ràng, đơn giản và thực tiễn với người sử dụng, tương thích nguyên tắc cạnh tranh và thuận lợi hóa… Tuy nhiên, TS. Cung cho rằng việc tổ chức thực hiện văn bản pháp luật hiện nay còn nhiều bất cập, khi việc thực hiện phần lớn là tôn trọng công văn điều hành và thông tư nhiều hơn, tạo quyền lực cho người thực hiện.