MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam có tiềm lực mở các đại siêu thị, chuỗi siêu thị lớn

Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam vừa công bố một nghiên cứu về ngành bán lẻ Việt Nam. Theo nghiên cứu thị trường bán lẻ Việt sẽ đạt doanh thu 100 tỷ USD vào năm 2016.

Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, tổng mức bán lẻ 9 tháng đầu năm 2014 đạt khoảng 2,14 triệu tỷ đồng, mức tăng trưởng sau khi loại trừ yếu tố tăng giá là 6,22%. Dự kiến cả năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 2,97 triệu tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ 2013.

Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam cho biết trường bán lẻ Việt Nam có thể đạt doanh thu trên 80 tỷ USD trong năm 2014, và dự báo sẽ đạt 100 tỷ USD vào năm 2016. Kênh bán hàng truyền thống vẫn chiếm ưu thế trên thị trường, chiếm khoảng 78%. Trong năm 2013, 53% người mua hàng chi tiêu nhiều nhất ở chợ và tần suất họ ghé chợ khoảng 21,5 lần mỗi tháng. Tuy nhiên, những cửa hàng tiện lợi lại đang bắt đầu có xu hướng phát triển và có tốc độ mở rộng nhanh.

Ông  Alan Treadgold, Thành viên Hội đồng tư vấn Viện Quản lý bán lẻ Oxford cho rằng Việt Nam có tiềm lực mở các siêu thị, đại siêu thị rồi trung tâm mua sắm… Ông lí giải, ở các nước Châu Âu, Bắc Mỹ thị trường bán lẻ đã ở trạng thái bão hòa, số các siêu thị, cửa hàng tiện lợi có xu hướng giảm đi do thói quen mua sắm của người tiêu dùng thay đổi, họ chuyển sang dùng công nghệ để mua hàng. Đối với Việt Nam, với mức dân số lớn, ngành bán lẻ vẫn còn rất nhiều triển vọng để phát triển.

Bà Đặng Thúy Hà, Giám đốc khách hàng khu vực miền Bắc, Nielsen Việt Nam cho hay, trong thời gian tới Châu Á sẽ là hạt nhân thúc đẩy tăng trưởng thị trường bán lẻ toàn cầu doanh thu ước đạt 11.800 tỷ USD năm 2016.

Cụ thể,  Việt Nam nằm trong top 10 thị trường  bán lẻ được chú ý nhất ngang với Hong Kong, Singapore. Số doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam kinh doanh ngành bán lẻ  lớn. Bắt đầu từ những năm 2008 nhiều đại gia bán lẻ đã vào Việt Nam và liên tục mở rộng chuỗi siêu thị của mình.

Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam cho biết công nghệ đã làm xoay chuyển thị trường bán lẻ, tỉ lệ người Việt Nam dùng điện thoại thông minh đang tăng rất nhanh. Người tiêu dùng có xu hướng dùng các công nghệ để mua hàng thay vì đến tận cửa hàng để chọn mua. “Các doanh nghiệp bán lẻ Việt cũng phải xét đến yếu tố này để đưa ra chiến lược phù hợp, nhanh nhạy thay đổi bởi những thói quen mới của người tiêu dùng sẽ xoay chuyển liên tục”, bà Loan nói.

Đáng chú ý, bà Loan cho rằng việc các doanh nghiệp bán lẻ ồ ạt vào Việt Nam là xu thế của hội nhập không nên bàn nhiều điều quan trọng là làm sao để hàng hóa của Việt Nam vào được các chuỗi cung ứng bán lẻ của các doanh nghiệp FDI. 

Hướng Dương

bachhue

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên