MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vốn của nhà đầu tư Trung Quốc chỉ chiếm 0,33% quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam

Quy mô vốn đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư Trung Quốc chỉ chiếm 0,33% quy mô thị trường Việt Nam.

Tiếp tục phiên chất vấn Quốc hội sáng ngày 11/06/2014, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đặt một loạt câu hỏi về ảnh hưởng của “yếu tố Trung Quốc” đến kinh tế Việt Nam như mức độ phụ thuộc về tài chính, nợ công, vốn ODA và các chất lượng các dự án liên quan đến nhà thầu Trung Quốc, chi phối của nước này thông qua M&A…

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định: chúng ta vay Trung Quốc không nhiều. Cụ thể, trên thị trường chứng khoán, quy mô vốn đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư Trung Quốc chỉ chiếm 0,33% quy mô thị trường Việt Nam. 

“Đây là các nhà đầu tư dài hạn nên không lo ảnh hưởng lớn vì tình hình trước mắt. Còn các nhà đầu tư khác thì chủ yếu là nhà đầu tư nhỏ, không đáng kể.” – Bộ Trưởng nhận định.

Tuy nhiên, cụ thể về các số liệu như đai biểu yêu cầu, Bộ trưởng xin phép trả lời trực tiếp với đại biểu do đây là những vấn đề nhạy cảm. Kết luận thay, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu:

“Chúng ta hợp tác làm ăn theo pháp luật với Trung Quốc, nếu thua thì 2 bên cùng thua. Còn vay mượn của ta với Trung Quốc không lớn chưa đến mức phụ thuộc gì.”

Sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, mặc dù Chính phủ và các Bộ vẫn khẳng định quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc là mối quan hệ hai bên cùng có lợi và Việt Nam có thể đứng vững, nhưng rõ ràng vấn đề nâng cao nội lực của nền kinh tế được đặt ra ngày một bức thiết. Với nền kinh tế chiếm đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) như Việt Nam, tại kỳ họp Quốc hội này, câu hỏi về giải pháp hỗ trợ đối tượng DNNVV lại được các đại biểu nêu lên với bộ trưởng Bộ tài chính.

Theo Bộ trưởng, những giải pháp hỗ trợ DNNVV đã trình QH luật quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 01/07/2013, Doanh nghiệp có doanh thu không quá 20 tỷ được áp dụng thuế suất TNDN là 20% (thấp hơn so với mức thuế suất 22% hiện hành). Theo quy định luật thuế TNDN thì DNNVV giảm tần suất kê khai từ tháng xuống quý, tức từ 12 lần/ năm xuống còn 4 lần/năm giảm áp lực vốn cho DN. Năm 2011, quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN đã được thành lập. Ngày 15/10/2013 Thủ tướng Chính phủ có quyết định 58 bổ sung nhiều quy định thuận lợi hơn về tài sản thế chấp, cấp bảo lãnh tín dụng. Tính đến ngày 31/03/2014, Ngân hàng phát triển Việt Nam VDB đã chấp thuận bảo lãnh cho 1.951 doanh nghiệp với vốn bảo lãnh 15.316 tỷ đồng.

Dự kiến trong thời gian tới, BTC sẽ trình giải pháp: gia hạn nộp thuế để không bị phạt chậm nộp, không thu tiền chậm nộp với doanh nghiệp khó khăn phải trả lãi suất Ngân hàng trên 12%; hoàn nhanh thuế GTGT với đơn hàng có giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên mà phải vay ngân hàng để nhập khẩu máy móc thiết bị; gia hạn nộp thuế tối đa 2 năm với Dự án chưa được thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản ghi trong dự toán ngân sách nhà nước; miễn thuế TNCN với các chủ tàu, hậu cần phục vụ các tài khai thác đánh bắt cá xa bờ, dịch cụ cung cấp nước, xăng dầu đối với đánh bắt hải sản xa bờ và mua hải sản do các tàu này đánh bắt. Bên cạnh đó, miễn thuế Thu nhập cá nhân đối với người lao động làm thuê cho các hãng tàu nước ngoài trong thời gian dài, coi như đi xuất khẩu lao động; cho khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa tạo tài sản cố định của dự án xã hội hóa y tế và giáo dục.

Đồng thời tăng cường các giải phap chống gian lận thuế, chuyển giá tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho doanh nghiệp hoạt động. Cụ thể, oàn thiện quy định quản lý thuế đối với DN liên kết, kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ. Năm 2013, cơ quan thuế đã kiểm tra 2.111 doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, xử phạt 988 tỷ đồng, giảm khấu từ 137 tỷ, giảm lỗ 4.193 tỷ. 4 tháng đầu năm 2014, thanh tra 361 doanh nghiệp, xử phạt 287 tỷ đồng, giảm khấu trừ 17,6 tỷ, giảm lỗ 1.233 tỷ đồng. Đây là khâu quan trọng để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và giúp DNNNV đứng vững trong khó khăn.

>>>Từ hụt thu đến vượt thu – Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì?

Hồng Hà

trangntm

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên