“Xin cơ chế” vì muốn sản xuất ô tô thương hiệu Việt
Thị trường đang giữ đà tăng trưởng trong khi doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam chủ yếu lắp ráp, nhập linh kiện từ nước ngoài khiến giá trị gia tăng thấp, vì vậy cần cơ chế để doanh nghiệp trong nước sản xuất linh kiện, ông Bùi Ngọc Huyên, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) cho biết.
Muốn sản xuất xe thương hiệu Việt
Mới đây, Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) và 7 doanh nghiệp trong nước đã kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các bộ, ngành liên quan về chính sách phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam. Trong đó, VAMI đã đề xuất nhiều ưu đãi về thuế, phí.
Cụ thể, VAMI đề xuất giữ trần thuế xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) trong các cam kết FTA, đặc biệt là với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước trong liên minh thuế quan.
Riêng lộ trình giảm thuế theo Hiệp định Thương mại hàng hóa trong ASEAN (ATIGA) là 50% đến 2016 và có thể giảm 30% năm 2017.
Đối với xe buýt nhỏ từ 16-24 chỗ, VAMI đề xuất bãi bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt do đây là phương tiện phục vụ sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, VAMI còn kiến nghị miễn trừ thuế đất cho các doanh nghiệp sản xuất xe tải, xe khách; giảm lệ phí trước bạ xuống mức 5%-7% khi dung lượng thị trường tăng lên theo chiến lược và quy hoạch được phê duyệt để không ảnh hưởng đến ngân sách.
Về sản xuất công nghiệp phụ trợ, VAMI xin thêm ưu đãi cho vay dài hạn (15-20 năm) lãi suất từ 0%-3% để đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ hoặc bù 100% lãi suất trong 5 năm đầu.
Đồng thời, những doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao để sản xuất hàng phụ trợ mà trước đây phải vay vốn của ngân hàng thương mại, đề nghị nhà nước hỗ trợ chênh lệch lãi suất trong thời gian vay vốn ngân hàng thương mại so với mức lãi suất ưu đãi.
Lý giải về những đề xuất trên, trao đổi với BizLIVE, Chủ tịch Vinaxuki cho biết, sau hàng chục năm, ngành công nghiệp ô tô, quan trọng nhất là ngành công nghiệp phụ trợ , sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô Việt Nam không phát triển.
Các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu lắp ráp, nhập linh kiện từ nước ngoài nên giá trị gia tăng ở mức rất thấp trong khi, thị trường đang tăng trưởng 20-30%/năm và thời gian tới có thể duy trì ở khoảng trên 30%.
“Nếu Việt Nam không sản xuất được linh kiện chỉ thực hiện việc lắp ráp cho doanh nghiệp nước ngoài, lợi nhuận chỉ là các tập đoàn sản xuất linh kiện nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài hưởng, nền kinh tế Việt Nam thậm chí còn chịu thua thiệt”, ông Huyên phân tích.
Mới đây, Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) và 7 doanh nghiệp trong nước đã kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các bộ, ngành liên quan về chính sách phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam. Trong đó, VAMI đã đề xuất nhiều ưu đãi về thuế, phí.
Cụ thể, VAMI đề xuất giữ trần thuế xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) trong các cam kết FTA, đặc biệt là với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước trong liên minh thuế quan.
Riêng lộ trình giảm thuế theo Hiệp định Thương mại hàng hóa trong ASEAN (ATIGA) là 50% đến 2016 và có thể giảm 30% năm 2017.
Đối với xe buýt nhỏ từ 16-24 chỗ, VAMI đề xuất bãi bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt do đây là phương tiện phục vụ sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, VAMI còn kiến nghị miễn trừ thuế đất cho các doanh nghiệp sản xuất xe tải, xe khách; giảm lệ phí trước bạ xuống mức 5%-7% khi dung lượng thị trường tăng lên theo chiến lược và quy hoạch được phê duyệt để không ảnh hưởng đến ngân sách.
Về sản xuất công nghiệp phụ trợ, VAMI xin thêm ưu đãi cho vay dài hạn (15-20 năm) lãi suất từ 0%-3% để đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ hoặc bù 100% lãi suất trong 5 năm đầu.
Đồng thời, những doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao để sản xuất hàng phụ trợ mà trước đây phải vay vốn của ngân hàng thương mại, đề nghị nhà nước hỗ trợ chênh lệch lãi suất trong thời gian vay vốn ngân hàng thương mại so với mức lãi suất ưu đãi.
Lý giải về những đề xuất trên, trao đổi với BizLIVE, Chủ tịch Vinaxuki cho biết, sau hàng chục năm, ngành công nghiệp ô tô, quan trọng nhất là ngành công nghiệp phụ trợ , sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô Việt Nam không phát triển.
Các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu lắp ráp, nhập linh kiện từ nước ngoài nên giá trị gia tăng ở mức rất thấp trong khi, thị trường đang tăng trưởng 20-30%/năm và thời gian tới có thể duy trì ở khoảng trên 30%.
“Nếu Việt Nam không sản xuất được linh kiện chỉ thực hiện việc lắp ráp cho doanh nghiệp nước ngoài, lợi nhuận chỉ là các tập đoàn sản xuất linh kiện nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài hưởng, nền kinh tế Việt Nam thậm chí còn chịu thua thiệt”, ông Huyên phân tích.
Ông Bùi Ngọc Huyên, Chủ tịch Vinaxuki. Ảnh: Nguyễn Thảo
Song ông cũng thừa nhận, để làm được linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước cần đầu tư linh kiện hiện đại, tự động hóa, cơ khí chính xác… đối với Việt Nam đang rất khó vì tiếp cận vốn ngân hàng khó khăn, nhân lực công nghệ cao gần như không có…
“Do vậy, Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cùng 7 doanh nghiệp trong nước đã kiến nghị để có chính sách hợp lý, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất phụ tùng để sản xuất những chiếc xe mang thương hiệu Việt Nam”, ông Huyên khẳng định.
Cuộc chơi của những "ông lớn"
Một thực tế cần thừa nhận, mặc dù ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã xây dựng và phát triển 20 năm, 10 năm thực hiện Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô song tỷ lệ nội địa hóa rất thấp.
Mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010 đối với loại xe thông dụng (xe tải, xe khách, xe con) nhưng đến nay chủ yếu mới đạt bình quân khoảng 7-10% đối với xe con, 35-40% đối với xe tải nhẹ.
Trong lúc các doanh nghiệp trong nước loay hoay với những bài toán về nguồn vốn, về nhân lực nhằm đảm bảo việc tự sản xuất linh kiện, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tỷ lệ này vẫn khó được cải thiện, hầu hết các doanh nghiệp vẫn nhập khẩu linh kiện từ nước bản địa hoặc từ các thị trường cận kề Việt Nam như Thái Lan, Indonesia…
Thị trường tiêu thụ ô tô thời gian qua cũng đánh dấu sự thay thế “ngôi vị” từ những ông lớn như Thaco, Toyota, Ford, Honda Việt Nam…
Toyota, Ford hay Honda... chiếm thị phần áp đảo song hầu hết các hãng xe này đều có nhà máy sản xuất đặt tại Thái Lan, Indonesia với quy mô lớn hơn và thậm chí gấp nhiều lần so với các nhà máy tập đoàn đó đặt ở Việt Nam.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), nếu chỉ tính theo lượng xe bán ra thì tháng 10 vừa qua, công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) cũng có mức tiêu thụ đạt 4.145 xe, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái, và tăng 11% so với tháng trước.
Theo đó, 10 tháng đầu năm 2014, tổng doanh số bán hàng các mẫu xe Toyota do TMV sản xuất và phân phối đạt 31.919 xe, tăng 20% (5.394 xe) so với cùng kỳ năm 2013.
Ford cũng bán ra 1.538 xe, tăng 73% so với tháng 10/2013 trong khi Honda Việt Nam với sản lượng bán hàng đạt 486 chiếc, tăng 15% so với cùng kỳ.
Theo NGUYỄN THẢO