MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao chúng ta chẳng bao giờ hạnh phúc và thanh thản như mình mong muốn?

28-03-2017 - 20:24 PM | Sống

Tất cả chúng ta đều mong muốn có được cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc nhưng ai cũng cảm thấy bị nỗi buồn bủa vây nhiều hơn. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Hạnh phúc hay nỗi buồn đều là do chính bạn tạo ra. Hạnh phúc được tìm kiếm thông qua thói quen hàng ngày của bạn. Những người hạnh phúc thật sự là những người có thói quen duy trì hạnh phúc mỗi ngày.

Thường xuyên áp dụng những thói quen mới thì khó, nhưng từ bỏ những thói quen cũ khiến bạn không hạnh phúc thì dễ dàng hơn nhiều. Khi xóa bỏ được những thói quen sau đây, hạnh phúc sẽ tự tìm đến bạn:

1. Bao quanh bởi những người tiêu cực

Những người hay than phiền hoặc những người tiêu cực dễ gây ảnh hưởng xấu đến chúng ta khi vướng vào những vấn đề mà họ không thể nào tìm ra được giải pháp. Họ muốn chia sẻ với chúng ta để bản thân cảm thấy tốt hơn. Khi đó, chúng ta sẽ cảm thấy áp lực bởi những lời phàn nàn, vì không muốn bị coi là thô lỗ hay ích kỷ, nhưng càng không muốn bị cuốn vào những cảm xúc tiêu cực.

Bạn hãy suy nghĩ theo cách này: “Nếu một người đang hút thuốc, bạn có muốn ngồi đó cả buổi chỉ để hít khói thuốc ấy không?”. Chắc chắn là không, và bạn hãy làm điều tương tự với những người tiêu cực.

Bạn nên tiếp xúc với những người truyền cảm hứng cho mình, những người khiến bạn trở nên tốt hơ và hoàn thiện hơn. Đối với những người tiêu cực, đừng cho phép họ trở thành một phần trong cuộc sống của bạn.

2. So sánh cuộc sống của bản thân với tiêu chuẩn trên mạng xã hội

Viện Nghiên cứu Hạnh phúc (Happiness Research Institute) đã tiến hành một cuộc khảo sát trên Facebook để xem thói quen sử dụng mạng xã hội ảnh hưởng đến hạnh phúc của chúng ta như thế nào. Một nửa trong số những người được khảo sát vẫn tiếp tục sử dụng Facebook như bình thường, nửa còn lại ngừng sử dụng Facebook trong vòng một tuần. Kết quả, những người tạm thời ngừng sử dụng Facebook có mức độ hài lòng với cuộc sống cao hơn và mức độ nỗi buồn cũng như sự cô đơn thấp hơn. Các nhà nghiên cứu cũng kết luận rằng, những người sử dụng Facebook thường xuyên có mức độ căng thẳng hơn 55%.

Một điều cần nhớ về Facebook nói riêng và các mạng xã hội nói chung là chúng ít khi đại diện cho thực tế. Đôi khi, chúng khiến bạn mơ hồ và lạc lối. Bạn không cần phải từ bỏ mạng xã hội, chỉ cần sử dụng nó một cách khoa học và hữu ích.

3. Không còn thú vị với những điều mới mẻ

Những điều tuyệt vời xảy ra xung quanh bạn mỗi ngày. Chúng ta được tiếp xúc nhiều với công nghệ giúp cho thế giới trở nên nhỏ hơn. Thế nhưng, cuộc sống bận rộn khiến cho chúng ta không còn cảm nhận được những thứ tốt đẹp ở xung quanh.

Khi chứng kiến những điều tốt đẹp mà chúng ta lại không thấy cảm động thì chính là chúng ta đã đang đánh mất đi sự rung động, nhạy cảm của bản thân, bị cuốn trôi theo những lo toan của cuộc đời mà không cảm thấy hạnh phúc. Thật khó để được hạnh phúc khi bạn chỉ nhún vai mỗi khi nhìn thấy một cái gì đó mới.

4. Tự cô lập

Việc tự cách ly ra khỏi các mối quan hệ xã hội là một phản ứng khá phổ biến khi bạn cảm thấy không vui. Tất cả chúng ta đều muốn tạo một vỏ bọc quanh mình và từ chối giao tiếp với bất cứ ai khi có chuyện, nhưng nếu vấn đề này trở thành khuynh hướng, nó sẽ phá hủy tâm trạng của bạn. Khi nhận ra sự bất hạnh khiến bạn cảm thấy muốn quay lưng lại với xã hội, hãy rời khỏi đó ngay.

5. Đổ lỗi

Việc đổ lỗi không bao giờ tương thích với hạnh phúc. Khi bạn đổ lỗi cho người khác hoặc đổ lỗi cho hoàn cảnh vì những điều xấu xảy ra với mình, vô hình chung bạn đã thừa nhận mình không thể kiểm soát cuộc sống của chính bản thân. Đó chính là tâm trạng tồi tệ nhất.

6. Kiểm soát quá nhiều

Thật khó để có được hạnh phúc nếu bạn không thể kiểm soát cuộc sống của mình, nhưng nếu bạn đi quá xa theo một hướng khác, việc kiểm soát quá nhiều có thể sẽ không khiến cho bạn hạnh phúc đâu. Người duy nhất có thể kiểm soát cuộc sống của bạn là chính bạn. Khi bạn khao khát thay đổi cách hành xử của người khác nhưng không được đáp ứng, điều đó sẽ khiến bạn không vui. Mặt khác, việc kiểm soát ai đó thường đòi hỏi áp lực dưới hình thức vũ lực hoặc nỗi sợ hãi, cũng khiến bạn cảm thấy không tốt về bản thân mình.

7. Phàn nàn

Nếu bạn đang gặp nhiều điều phiền muộn, việc nhắc đi nhắc lại chuyện đó cũng chẳng khiến vấn đề được giải quyết mà thậm chí còn khiến bạn đau đầu hơn bởi nó luôn thường trực trong tâm trí. Mãi suy nghĩ và phàn nàn về những điều tiêu cực không bao giờ làm bạn tốt lên được.

8. Cố gắng gây ấn tượng

Những người thích quần áo, xe hơi hay công việc của bạn không đồng nghĩa là họ thích bạn. Cố gắng gây ấn tượng với người khác là một việc làm vô nghĩa, bởi nó không phải là căn nguyên của hạnh phúc.

Thật ra, vật chất không làm cho bạn hạnh phúc. Khi bạn có thói quen theo đuổi mọi thứ, bạn sẽ dễ bị thất vọng. Thay vì bỏ tiền bạc và công sức gây ấn tượng với người khác, bạn hãy dành cho những thứ có thể khiến bạn hạnh phúc thực sự, như gia đình, bạn bè và chăm sóc chính bản thân mình.

9. Suy nghĩ tiêu cực

Cuộc sống không phải lúc nào cũng đi theo cách mà bạn muốn, nhưng hãy nhớ rằng, tất cả mọi người đều có 24h như nhau. Những người hạnh phúc sẽ biết trân trọng từng phút giây mà họ có. Thay vì phàn nàn về những điều mình không làm được, họ biết cách trân trọng và biết ơn những gì mình đang có.

Thái độ bi quan không chỉ ảnh hưởng xấu đến tâm trạng của bạn mà còn là lời tiên tri cho những gì sắp xảy ra. Khó mà rũ bỏ được những tư tưởng bi quan cho đến khi bạn nhận ra chúng vô lý thế nào. Hãy buộc bản thân phải nhìn vào thực tế để thấy rằng, mọi việc không tệ như bạn tưởng.

10. Không có mục tiêu

Việc đề ra mục tiêu mang lại cho bạn khả năng và hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Điều quan trọng là bạn phải đặt ra những mục tiêu cụ thể, được định hướng bởi các giá trị cá nhân. Nếu chưa có mục tiêu, thay vì học tập và cải thiện bản thân, bạn chỉ cần tự hỏi tại sao mọi thứ không bao giờ thay đổi.

11. Sống trong sợ hãi

Nỗi sợ hãi chỉ là một cảm xúc nảy sinh và được kéo dài bởi trí tưởng tượng của bạn. Những người hạnh phúc hiểu rằng, sợ hãi chỉ là một sự lựa chọn. Đừng bao giờ kìm hãm bản thân chỉ vì cảm giác sợ hãi của bạn.

12. Xa rời hiện tại

Giống như nỗi sợ hãi, quá khứ và tương lai chỉ là sản phẩm của tâm trí. Chẳng có hối hận nào có thể thay đổi quá khứ, cũng không có lo lắng nào thay đổi được tương lai. Hãy chấp nhận quá khứ, sống hết mình cho hiện tại và không đặt kỳ vọng không cần thiết cho tương lai.

Khánh Hằng

Forbes

Trở lên trên