Vì sao cứ vào siêu thị là thấy mở nhạc? Ý đồ "nhắm thẳng vào hầu bao" khách hàng
Âm nhạc có góp phần kích thích khách hàng mua sắm nhiều hơn không? Câu trả lời sẽ khiến nhiều người bất ngờ.
- 25-06-2023Tỷ phú được Bill Gates thần tượng có cách dạy con thú vị: Cha mẹ ngốc cho tiền, cha mẹ năng lực cho mối quan hệ, cha mẹ thông minh trao ý thức trách nhiệm
- 25-06-2023Món đồ chơi "huyền thoại" 60 tuổi trở thành cỗ máy kiếm tỷ đô như thế nào: thay đổi hình tượng, bắt trúng "điểm chạm" để bùng nổ doanh số
- 24-06-2023Về già, nếu gia đình có 3 đặc điểm này thì hậu vận mãi vất vả, long đong
- 21-06-2023Chạy xe khách trong thời đại đường sắt cao tốc, tôi vẫn kiếm hơn 3 tỷ đồng/năm, mua nhà, tậu xe đầy đủ nhờ tự “cứu” mình bằng 1 cách hay
- 19-06-2023Làm ăn bết bát, CEO Trung Quốc chi khoảng 13 triệu đồng “mở” ngân hàng để kiếm tiền rồi lâm vào cảnh tù tội: Bài học cho kẻ có tư duy "liều ăn nhiều"
Có một điều ít người để ý, rằng mỗi khi bước vào siêu thị, bạn thường xuyên thấy những bản nhạc được phát qua loa. Nếu có để ý thì người ta cũng chỉ nghĩ đơn thuần rằng nhân viên siêu thị phát nhạc... cho vui.
Tuy nhiên, theo một tiết lộ mới đây trên tờ Wall Street Journal, đó là hành động có mục đích và thậm chí nó còn "nhắm thẳng" đến túi tiền của khách hàng nhưng không mấy ai để ý.
Cụ thể, trong một nghiên cứu dựa trên 3 siêu thị ở Thụy Điển, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng âm nhạc đã thúc đẩy chi tiêu của khách hàng - nhưng chỉ từ các ngày thứ Hai đến thứ Năm trong tuần.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét 3 siêu thị ở thành phố Stockholm (Thụy Điển). Những siêu thị này phục vụ tổng cộng khoảng 150.000 khách hàng trong 3 tuần, trong thời gian đó các cửa hàng chuyển đổi giữa việc phát các bài hát nổi tiếng hoặc nhạc nền trong thang máy hoặc hoàn toàn không phát nhạc.
Thể loại nhạc không tạo ra sự khác biệt khi mua hàng. Nhưng từ thứ Hai đến thứ Năm, âm nhạc thực sự có tác dụng kích thích khách hàng chi tiêu nhiều hơn.
Trong một thử nghiệm tiếp theo, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng tại một trong những cửa hàng đó vào các ngày trong tuần, khách hàng đã chi trung bình 23,31USD một người cho mỗi chuyến tham quan, so với 14,96 USD khi không phát nhạc.
Tuy nhiên, vào cuối tuần, sự khác biệt giữa việc có nhạc nền và không có nhạc không có ý nghĩa thống kê.
Đồng tác giả Carl-Philip Ahlbom, giảng viên cao cấp tại Trường Quản lý của Đại học Bath ở Anh, cho biết: “Vào những ngày trong tuần, mọi người có xu hướng suy kiệt hơn về tinh thần và thể chất".
Ông giải thích, trong tình trạng như vậy, người mua hàng có xu hướng xử lý trực quan hơn là suy luận tích cực, khiến họ dễ tiếp nhận tác dụng thư giãn của âm nhạc hơn.
Ông cũng nói thêm rằng âm nhạc thậm chí còn khiến họ nán lại cửa hàng lâu hơn, quan sát nhiều hơn và cuối cùng mua nhiều hàng hơn.
Để kiểm tra thêm xem âm nhạc có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm như thế nào, Ahlbom và các đồng nghiệp của ông đã yêu cầu 600 người ở Mỹ tưởng tượng một số hoạt động diễn ra vào cuối tuần hoặc ngày trong tuần và cảm giác của họ trong hoạt động này.
Tiếp theo, những người tham gia cuộc khảo sát được yêu cầu suy nghĩ cụ thể về việc mua sắm hàng tạp hóa vào ngày trong tuần hoặc cuối tuần.
Những người tham gia được xem hình ảnh của một giỏ hàng và sau đó được yêu cầu chọn bất kỳ mặt hàng nào họ muốn mua từ danh sách 24 mặt hàng. Trong khi chọn các món đồ, một nửa số người tham gia nghe nhạc và một nửa thì không.
Sau đó, các nhà nghiên cứu yêu cầu những người tham gia đánh giá, theo thang điểm từ 1 đến 7, với 1 là “không đồng ý chút nào” và 7 là “hoàn toàn đồng ý”.
Nếu họ cảm thấy mệt mỏi về tinh thần, kiệt quệ về tinh thần, căng thẳng, lo lắng, hạnh phúc, hài lòng và phấn khích.
Với 7 thang phản ánh cảm xúc tích cực hơn, những người tham gia nghe nhạc vào các ngày trong tuần đạt 4,31 trong khi những người tham gia không nghe nhạc vào các ngày trong tuần đạt 3,96.
"Đó là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê là 8,8%", Ahlbom nói. "Không có sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê đối với hai nhóm người tham gia - gồm những người nghe và không nghe nhạc - khi đi mua sắm vào cuối tuần".
Ahlbom nói rằng âm nhạc khiến mọi người cảm thấy thư giãn, tích cực hơn khi họ đang cạn kiệt sức lực và thường khuyến khích họ tiếp tục mua sắm.
Nhưng khi mọi người đã thư giãn, vào cuối tuần, thì âm nhạc sẽ ít có tác dụng hơn nhiều. “Họ không cần phải đi đường tắt về tinh thần”, ông nói.
Phụ nữ Việt Nam