Vì sao Donald Trump ghét TPP?
Trên quan điểm bảo hộ thương mại, ông Trump tin rằng tầng lớp nông dân và công nhân Mỹ sẽ mất đi nhiều cơ hội việc làm vào tay lực lượng lao động giá rẻ đến từ các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia.
- 22-11-2016Quay lưng với TPP, Mỹ đánh rơi vai trò đầu tàu ở châu Á
- 22-11-2016Nói không với TPP, đây là lý do ông Trump nên suy nghĩ lại
- 13-11-2016Có một TPP không còn Mỹ?
Tổng thống mới đắc cử của Mỹ Donald Trump đã khiến cả thế giới hoang mang khi tuyên bố rút khỏi tất cả những hiệp định thương mại có liên quan đến Canada sau khi ông nhậm chức trong vòng 57 ngày tới.
Trong một đoạn video dài hơn 2 phút được chia sẻ trên Youtube vào đầu tuần, ông Trump đã gọi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP là một “thảm họa tiềm năng” và hứa sẽ rút khỏi “thảm họa” này. TPP được coi là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới khi cam kết giữa 12 quốc gia thành viên nhằm tạo ra một khu vực mậu dịch tự do kéo dài từ Nhật Bản đến Chile.
Ở một khía cạnh nào đó, Tân Tổng thống của Đảng Cộng hòa có quyền từ chối bất cứ điều gì tương tự như chủ nghĩa tư bản tự phát, nhưng hiệp ước này là điều cuối cùng chúng ta có quyền mong đợi từ “triều đại Trump”.
Donald Trump ghét TPP
TPP được xem như một phiên bản mở rộng của hiệp định thương mại mà Canada và Mỹ đã ký kết gần đây – hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Khi đó, người dân Canada sẽ có quyền gia nhập vào nền kinh tế Mỹ và Mexico, đồng thời được hưởng các giao dịch mua – bán tốt nhất thông qua biên giới của cả 2 quốc gia.
Với TPP, 12 quốc gia thành viên có thể chia sẻ đặc quyền từ các cơ hội của hiệp định thương mại tự do mang lại như giảm hoặc cắt bỏ hàng rào thuế quan đánh trên hàng hóa, các quy định mới về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, đàm phán về trợ cấp trong ngành sản xuất và nông nghiệp cũng như nhiều điều khoản khác.
Trong khi đó ông Trump cho rằng điều khoản về ngành bò thịt trong TPP sẽ làm tổn thương đến người lao động Mỹ và làm giảm lợi nhuận của các công ty Mỹ. Trên quan điểm bảo hộ thương mại, ông Trump tin rằng tầng lớp nông dân và công nhân Mỹ sẽ mất đi nhiều cơ hội việc làm vào tay lực lượng lao động giá rẻ đến từ các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia.
Tất nhiên, quan điểm của ông Trump hoàn toàn không sai. Chúng ta có thể thấy nhiều công việc đòi hỏi kỹ năng thấp một thời từng là “xương sống” của các thành phố công nghiệp Mỹ, thì hiện nay đều đã bị chuyển ra nước ngoài. Các tập đoàn theo đuổi lợi nhuận đều tập trung vào việc cắt giảm chi phí, và không có lý do gì để họ tiếp tục sản xuất ở một đất nước có chi phí lao động cao như Mỹ.
“Thay vì thỏa thuận với 12 nước thành viên TPP, ông Trump nghĩ rằng ông ấy có thể đạt được một thỏa thuận tốt hơn cho Mỹ nếu có ít quốc gia trên bàn đàm phán hơn. Đây là thời điểm khá thú vị cho các thỏa thuận thương mại. Và ông Trump đang muốn đảo lộn mọi thứ” - Stuart Trew, chuyên gia kinh tế đến từ Viện chính sách kinh tế Canada phân tích.
Cơ hội nào cho Canada?
Sylvain Charlebois - một chuyên gia về chính sách trong ngành thực phẩm đến từ trường đại học Guelph (Canada) cho rằng, TPP chết chưa hẳn đã ảnh hưởng tiêu cực đến Canada.
Trên thực tế, nhiều nhà phê bình đã phân tích rằng, TPP là một kế hoạch lớn của Mỹ để nâng cao tầm ảnh hưởng tại khu vực Đông Á cũng như chống lại sự đe dọa về kinh tế từ phía Trung Quốc. Đó là lý do Mỹ ưu tiên đạt thỏa thuận thương mại đầu tiên với các nền kinh tế tăng trưởng hàng đầu ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương như Australia, Brunei, Việt Nam và Malaysia.
Về phần Canada, quốc gia này sẽ được lợi trong một số lĩnh vực công nghiệp nhất định. “ Người tiêu dùng Canada có thể hưởng lợi từ giá sữa thấp hơn. Hiện nay chi phí sản xuất sữa trung bình tại Canada đang cao thứ 2 thế giới, sau New Zealand. Và cách duy nhất để cắt giảm chi phí này chính là xây dựng các liên minh thương mại quốc tế” – chuyên gia Charlebois phân tích.
Theo ông Derek Burney – Cựu đại sứ Canada tại Mỹ và Fen Osler Hampson – chuyên gia an ninh toàn cầu, quan điểm của Trump về thương mại tự do có thể được xem như một cơ hội cho Canada.
“Để bù đắp thiệt hại từ TPP, Canada nên đẩy nhanh đàm phán về một thỏa thuận thương mại toàn diện với Trung Quốc – một quốc gia không thuộc TPP. Đồng thời, Canada nên hoàn thiện những thỏa thuận song phương đã được thống nhất trong TPP với các đối tác tiềm năng như Nhật Bản, Việt Nam và Malaysia. Nói cách khác, Canada phải tỏ ra thông minh và giành thế chủ động trong việc xây dựng các hiệp ước thương mại của riêng mình” – ông Derek Burney cho biết.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Stuart Trew thì tin rằng chỉ khi giành thế chủ động mới có thể quyết định được ai thằng – ai thua từ các hiệp định thương mại.
“NAFTA đã trở thành biểu tượng thành công của quá trình toàn cầu hóa. Nhưng trên thực tế, nó đang ngấm ngầm làm thay đổi cơ cấu của các công ty Bắc Mỹ theo hướng có lợi cho doanh nghiệp lớn và tạo nên sự bất bình đẳng trong thu nhập giữa các công ty ở cả Mỹ và Canada” - Stuart Trew khẳng định.
Do vậy, xét trên một khía cạnh nào đó, những lo ngại về sự sụp đổ của TPP hay khả năng tái đàm phán NAFTA đều buộc Canada phải dừng chơi trò “đuổi bắt” với Mỹ khi tham gia các liên minh thương mại.