Vì sao lạm phát và tăng trưởng của Việt Nam được dự báo tốt hơn Thái Lan và Singapore?
Theo báo cáo mới nhất của HSBC, các chuyên gia dự báo tăng trưởng của Việt Nam xếp thứ hai trong nhóm ASEAN-6. Bên cạnh đó, lạm phát của Việt Nam cũng thấp thứ hai trong khu vực.
- 15-06-202214 năm nữa, Việt Nam sẽ là nền kinh tế lớn thứ 20 thế giới
- 15-06-2022Từ ngày 1/7, ai sẽ được tăng lương tối thiểu vùng 6%?
Theo báo cáo của HSBC, trong 1 năm vừa qua, lạm phát ở khu vực ASEAN có vẻ khá yên ắng so với các nơi khác trên thế giới. Tới nay tình hình đã đổi khác, áp lực giá đã tăng lên đáng kể ở một số thị trường như Thái Lan, Philippines và Singapore.
Rủi ro lạm phát tại các nước thuộc khối ASEAN đã có chiều hướng tăng từ đầu năm 2022 khiến cả lạm phát cơ bản lẫn toàn phần đều tăng cao hơn so với mức trước đại dịch.
Theo ước tính của HSBC, lạm phát cơ bản của Philippines, Indonesia và Malaysia đặc biệt dễ ảnh hưởng do lạm phát năng lượng và thực phẩm tăng còn Thái Lan và Việt Nam thì đỡ hơn.
Các chuyên gia nhận định, ở các nước thuộc khối ASEAN, rủi ro lạm phát đã có chiều hướng tăng từ đầu năm 2022 khiến cả lạm phát cơ bản lẫn toàn phần đều tăng cao hơn so với mức trước đại dịch. Mặc dù vậy, tác động ở mỗi nước một khác, cụ thể, áp lực lạm phát với Singapore, Thái Lan và Phillipines có phần nặng nề hơn trong khi ở Việt Nam, Malaysia và Indonesia thì lạm phát vẫn tương đối trong tầm kiểm soát.
Tuy nhiên, lạm phát toàn phần nhiều khả năng sẽ sớm tăng mạnh ở nhóm thứ hai, nhất là trong bối cảnh giá năng lượng tăng lên. Giá dầu thế giới dù đã "hạ nhiệt" so với đỉnh hồi tháng 3 vẫn ở mức cao, còn giá khí đốt tự nhiên tiếp tục tăng lên từ từ.
Theo các chuyên gia của HSBC, rủi ro lớn nhất đối với bình ổn giá cả trong khu vực tới thời điểm này vẫn là giá năng lượng và thực phẩm trên thế giới tăng lên.
Phân tích sâu Việt Nam, HSBC cho biết lạm phát giá năng lượng đã kéo dài được một thời gian. Giá vận tải tăng cao kỷ lục, vượt qua lạm phát thực phẩm để trở thành động lực chính thúc đẩy lạm phát toàn phần của Việt Nam. Bên cạnh giá dầu thế giới tăng, nguồn cung xăng dầu trong nước thiếu hụt càng khiến tình trạng khan hiếm năng lượng của Việt Nam nghiêm trọng hơn.
Bất chấp giá năng lượng tăng lên, lạm phát thực phẩm ở mức vừa phải, vốn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong rổ CPI, đã giúp kiểm soát mức tăng chung của lạm phát toàn phần tính tới thời điểm này. HSBC cũng đã điều chỉnh dự báo lạm phát cả năm của hầu hết các nền kinh tế ASEAN, trong đó Việt Nam là quốc gia duy nhất được điều chỉnh giảm (từ 3,7% xuống 3,5%).
Dự báo lạm phát tại các nước ASEAN-6 năm 2022 của HSBC. Nguồn: HSBC
Về dự báo tăng trưởng kinh tế, HSBC cho rằng nhờ xuất khẩu ấn tượng và tiêu dùng cá nhân phục hồi, Việt Nam chắc chắn lấy lại mức tăng trưởng như trước đại dịch, với dự báo tăng 6,2% trong năm nay và 6,5% vào năm 2023.
Nguồn: HSBC
Philippines được dự báo đạt mức tăng cao nhất 6 nước ASEAN trong năm 2022 với 6,5%, Thái Lan và Singapore thấp nhất với mức tăng 3,8%.