MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao một số ngân hàng phải đẩy lãi suất huy động lên cao?

26-12-2016 - 15:24 PM | Tài chính - ngân hàng

Có tình trạng một số ngân hàng phải huy động vốn trên thị trường 1 với lãi suất cao hơn các ngân hàng lớn từ 1,5% đến 2%/năm.

Theo báo cáo của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, trong năm 2016, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được đảm bảo, lãi suất liên ngân hàng giảm, tạo điều kiện sớm hoàn thành kế hoạch phát hành TPCP .

Thanh khoản của hệ thống ngân hàng được đảm bảo nhờ thứ nhất là huy động tăng khá hơn năm trước và tăng cao hơn tín dụng. Năm 2016, tăng trưởng huy động ước đạt khoảng 19% cao hơn khoảng 1 điểm % so với tăng trưởng tín dụng. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động (LDR) toàn hệ thống xấp xỉ 85%, giảm 0,7 điểm % so với cuối năm 2015.

Thứ hai là cung tiền tăng cao, dự báo tăng hơn 3 điểm % so với năm ngoái, đạt khoảng 19-20%. Năm 2016, NHNN cung ứng tiền chủ yếu thông qua việc mua ngoại tệ và mới hút ròng được khoảng hơn 60% tổng lượng tiền cung ứng thông qua thị trường mở.

Trước tình hình thanh khoản dồi dào và các yếu tố thuận lợi từ kinh tế vĩ mô, từ cuối tháng 9, lãi suất huy động điều chỉnh giảm 0,3-0,5% ở các kỳ hạn ngắn, lãi suất cho vay cũng đã ghi nhận giảm ở một số ngân hàng35 với mức lãi suất giảm từ 0,2- 0,5% ở các kỳ hạn. Đặc biệt, các NHTM Nhà nước lớn đã giảm lãi suất cho vay ngắn hạn 0,5% - 1%/năm đối với các lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích đầu tư và khởi nghiệp, lãi suất đối với 5 vực ưu tiên về sát mức 6%/năm.

Tuy nhiên, mặc dù thanh khoản trên thị trường 2 (TT2 - liên ngân hàng) khá dồi dào, lãi suất có tín hiệu giảm nhưng mặt bằng lãi suất vẫn chưa được như kỳ vọng. Lãi suất huy động và cho vay bình quân toàn thị trường cuối năm giảm so với những tháng trước nhưng vẫn tăng nhẹ so với đầu năm 201536.

Nguyên nhân đầu tiên theo Ủy ban giám sát, là bởi dư thừa thanh khoản trên TT2 chỉ là trong ngắn hạn, trong khi cơ cấu cho vay chủ yếu là trung, dài hạn (chiếm hơn 55% tổng tín dụng);

Thứ hai, có sự phân hóa trong khả năng huy động vốn trên TT2 giữa các TCTD.

Cụ thể, một số TCTD yếu kém gặp khó khăn trong việc vay vốn trên TT2 do thiếu tín nhiệm và không đủ tài sản đảm bảo để thực hiện vay đối ứng. Tỷ trọng vốn vay liên ngân hàng/tổng nguồn vốn của các TCTD này rất thấp (dưới 3%). Lãi suất vay tái chiết khấu (4,5%/năm) hoặc tái cấp vốn (6,5%/năm) cũng cao hơn nhiều lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Do đó, các ngân hàng này phải huy động trên thị trường 1 (TT1 - huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế) với lãi suất cao hơn các NHTM lớn từ 1,5% đến 2%/năm dẫn đến tăng mặt bằng lãi suất bình quân toàn thị trường. Tình trạng này phần nào ảnh hưởng đến cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ.

Tùng Lâm

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên