Vì sao mức đóng BHXH khác nhau nhưng hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như nhau?
Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH
- 30-11-2023Điều chỉnh mức đóng BHXH để cải thiện lương hưu
- 08-11-2023Trường hợp nào doanh nghiệp phải chi trả tiền đóng BHXH?
- 08-11-2023Kiến nghị giảm mức đóng BHXH, cho nộp lại tiền nhận một lần
Theo quy định tại Điều 67 và Điều 68 Luật BHXH năm 2014 (đang có hiệu lực) thì khi người lao động mất, thân nhân của họ sẽ được hưởng chế độ trợ cấp tuất hằng tháng nếu thuộc một trong các trường hợp: người lao động đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần; Đang hưởng lương hưu; Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.
Số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 4 người; trường hợp có từ 2 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 2 lần mức trợ cấp.
Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở. Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
Tại Hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp với BHXH TP HCM vừa qua, đại diện một ngân hàng cho rằng mức trợ cấp tuất hằng tháng cho thân nhân người lao động chết theo quy định hiện nay là chưa công bằng khi thân nhân của người lao động có mức đóng BHXH hằng tháng cao có cùng mức hưởng với thân nhân người lao động có mức đóng thấp.
Hơn nữa, mức sống của người lao động cũng không không giống nhau, vậy điểm khác nhau trong chế độ trợ cấp tuất hàng tháng giữa người có mức đóng mức cao và mức thấp là gì?
Trao đổi với doanh nghiệp, ông Trần Dũng Hà, Phó Giám đốc BHXH TP HCM, chia sẻ theo quy định của Luật BHXH năm 2014, BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.
Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH. Do đó, không riêng chế độ trợ cấp tuất hằng tháng mà một số chế độ khác trong Luật BHXH cũng được thiết kế trên nguyên tắc này.
Ví dụ ở chế độ thai sản, không phân biệt mức đóng nhiều hay ít, người lao động khi sinh con, ngoài hưởng chế độ thai sản thì cứ sinh 1 con thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở.
"Khi một em bé sinh ra không phân biệt người mẹ giàu hay nghèo, sẽ được quỹ BHXH hỗ trợ một khoản tương đối như nhau, mức 2 tháng lương cơ sở. Tuy nhiên, nếu người mẹ đóng BHXH cao thì sẽ được hưởng chế độ thai sản cao, đóng thấp thì hưởng chế độ thấp hơn"- ông Hà nói.
Tương tự, ở chế độ tử tuất cũng được thiết kế theo nguyên tắc giống nhau về quyền lợi ở một số điểm (trợ cấp tuất hàng tháng, trợ cấp mai táng (10 tháng lương cơ sở), nhưng cũng có những chế độ khác biệt.
Chẳng hạn, ở chế độ trợ cấp tuất 1 lần, mức hưởng cho thân nhân người lao động sẽ được tính theo số năm đóng, mức đóng, nên nếu người nào có thời gian đóng dài, mức đóng cao thì mức hưởng sẽ cao.
Người lao động