MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao Mỹ nhất quyết đòi thuê trực thăng xử bắn 2.000 con hươu?

06-12-2023 - 10:00 AM | Tài chính quốc tế

Mỹ lên kế hoạch xử bắn 2.000 con hươu ở trên đảo Santa Catalina vì nguyên nhân rất thực tế.

Đảo Santa Catalina (thuộc quần đảo Channel, ở ngoài khơi phía nam California) là nơi ở của hơn 60 loài thực vật và động vật mà không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên Trái Đất. Đây cũng là nơi chào đón hơn một triệu khách du lịch mỗi năm. Thế nhưng, môi trường sống trên hòn đảo này lại đang phải chịu ảnh hưởng do hệ thực vật bản xứ bị một loài vật tàn phá. Đó là hươu la.

Trên thực tế, cách đây khoảng 100 năm, hươu la được đưa đến đảo Santa Catalina với mục đích để chăn nuôi, săn bắn và quay phim. Cụ thể, vào cuối những năm 1920, 18 con hươu la được chuyển từ các khu rừng ở California tới hòn đảo. Tuy nhiên, hươu la dần trở thành loài vật xâm lấn gây hại cho hệ thực vật trên hòn đảo này.

Cho tới nay, thực vật trên hòn đảo này đang bị đàn hươu la với khoảng 2.000 con tàn phá nặng nề. Chính vì vậy, nhà bảo tồn hàng đầu trên đảo là Lauren Dennhardt chia sẻ, cách duy nhất để cứu đảo Santa Catalina cho thế hệ tương lai. Đó là tiêu diệt tất cả số hươu trên đảo.

Cách giải quyết cuối cùng để cứu sống hòn đảo

Vì sao Mỹ nhất quyết đòi thuê trực thăng xử bắn 2.000 con hươu? - Ảnh 1.

Theo các chuyên gia, năm trong tám hòn đảo thuộc quần đảo Channel có vườn quốc gia. Tuy nhiên, hòn đảo Santa Catalina gần Los Angeles nhất lại khác. Nơi đây nổi tiếng là điểm du lịch và săn bắn nổi tiếng trong hơn 100 năm ở Mỹ.

Nhưng đàn hươu 2.000 con đang tàn phá nặng nề các loài thực vật bản xứ, đồng thời gây xói mòn đất, làm mất nguồn thức ăn của nhiều loài động vật khác và tạo điều kiện cho các cây cỏ dễ bắt lửa mọc tràn lan. Vụ cháy rừng trên đảo Maui ở Hawaii do các thực vật phi bản xứ góp phần gây thảm họa cháy rừng trong thời gian gần đây chính là một minh chứng.

Vì sao Mỹ nhất quyết đòi thuê trực thăng xử bắn 2.000 con hươu? - Ảnh 2.

Ngoài ra, Tổ chức Bảo tồn đảo Santa Catalina, một tổ chức phi lợi nhuận sở hữu tới 88% diện hòn đảo, đưa ra kết luận rằng, cách để cứu thực vật bản xứ và khôi phục đảo chính là tiêu diệt đàn hươu. Ban đầu, tổ chức này cân nhắc tới việc đưa những con hươu này tới nơi khác. Tuy nhiên, việc tiếp cận với đàn hươu thường trốn trong khe núi là nhiệm vụ gần như bất khả thi. Mặt khác, chúng thường chết do căng thẳng khi bị bắt.

Bên cạnh đó, còn có những thách thức xảy ra với biện pháp tiến hành triệt sản hươu trên đảo, đặc biệt là khi thời gian dự kiến để loại bỏ chúng lên tới 15 năm. Hơn nữa, hươu không có động vật săn mồi tự nhiên trên đảo nên quần thể của chúng có thể phát triển không kiểm soát.

Thậm chí, ngay cả khi các chuyên gia thực hiện chương trình săn bắn với hạn mức khoảng 200 con/năm thì việc kiểm soát và ngăn chặn hươu gây hại cho đảo vẫn không hiệu quả.

Vì sao Mỹ nhất quyết đòi thuê trực thăng xử bắn 2.000 con hươu? - Ảnh 3.

Với những thách thức và bất lợi trên, Tổ chức Bảo tồn đảo Santa Catalina quyết định tiến hành biện pháp giết đàn hươu xâm hại bằng súng trường từ trực thăng. Kế hoạch diễn ra trong vòng 7 tuần vào mùa hè tới.

Để thực hiện kế hoạch này, tổ chức bảo tồn cần phải có giấy phép từ Cơ quan Cá và Động vật hoang dã California. Tuy nhiên, biện pháp xử tử hàng loạt những con hươu trên đảo từ trên cao có vẻ cực đoan, tàn nhẫn nên khiến cộng đồng địa phương tỏ ra tức giận.

Nhiều người trong số hơn 3.000 cư dân Avalon, một cộng động sống ở rìa vùng đất của tổ chức bảo tồn, đã thực hiện nhiều đợt biểu tình phả đối và ký vào thư kiến nghị nhằm ngăn cản cuộc tàn sát đàn hươu trên đảo.

Ông Pastor Lopez, một cư dân địa phương, cho rằng tổ chức bảo tồn nên làm tốt việc xử lý các cây cối dễ bắt lửa, thay vì chỉ đổ lỗi cho đàn hươu đang lan rộng. Cơ quan bảo tồn cho rằng đây không phải là một giải pháp bền vững về lâu dài để cứu đảo Santa Catalina.

Đây không phải là lần đầu tiên tổ chức bảo tồn trên đảo Santa Catalina tiến hành tiêu diệt loài vật xâm lấn gây hại. Trước đó, tổ chức này từng triển khai kế hoạch giết khoảng 8.000 con dê, 12.000 con lợn vì chúng tàn phá cây cối và gây xói mòn đất.

Bài viết tham khảo nguồn: The New York Times, Business Insider

Theo Minh Hằng

Đời sống & pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên