Vì sao thời xưa phụ nữ 13-14 tuổi đã phải gả chồng? Nguyên nhân sâu xa người hiện đại khó hiểu nổi
Những quan niệm đạo đức và tiêu chuẩn thẩm mỹ cổ xưa hoàn toàn khác với hiện đại.
- 18-11-2023Ca sĩ gốc Việt lấy chồng tỷ phú Mỹ, ở biệt thự 30 triệu đô, mỗi tháng mất 10 nghìn đô tiền điện
- 14-11-2023Tôi 30 tuổi, lấy chồng được 3 năm nhưng đã có sẵn số tiền tiết kiệm khoảng hơn 1 tỷ đồng
- 11-11-2023Cô gái kết hôn sau 6 năm yêu đương khẳng định: “Tài khoản tiết kiệm chưa có 9 con số thì chưa lấy chồng"
Thời phong kiến có một hiện tượng mà người hiện đại khó hiểu nổi, đó là đàn ông thường thích cưới những cô gái chỉ mới 13, 14 tuổi. Để giải thích hiện tượng này, chúng ta cần đặt mình vào bối cảnh văn hóa, xã hội lúc bấy giờ, gạt những tư tưởng hiện đại sang một bên để hiểu rõ hơn động cơ và cân nhắc của họ.
Có 5 nguyên nhân:
1. Sinh sớm để có nhiều con, nối dõi tông đường
Vào thời phong kiến, điều kiện sống tương đối khó khăn, kiến thức y học còn hạn chế và kỳ vọng về cuộc sống của con người rất ngắn ngủi. Vì vậy, kế thừa và duy trì huyết thống gia đình vô cùng quan trọng. Sự phân chia vai trò giới tính trong xã hội bấy giờ rất rõ ràng, địa vị của phụ nữ tương đối thấp, họ chủ yếu được coi là “công cụ sinh sản” của gia đình.
Ngoài ra, theo đặc điểm sinh lý của phụ nữ, khả năng sinh sản của họ đạt mức lý tưởng nhất ở tuổi thiếu niên. Điều này khiến các bé gái 13, 14 tuổi được coi là nguồn lực quý giá có thể góp phần duy trì sự phồn vinh của gia đình. Ở thời đại đó, hôn nhân không chỉ là sự gắn kết tình cảm mà còn là trách nhiệm, sứ mệnh của gia đình, vì vậy việc chọn cô gái trẻ làm vợ là phù hợp với những giá trị và nhu cầu xã hội thời bấy giờ.
2. Thêm một lao động cho gia đình
Trong xã hội nông nghiệp, lao động được coi là một bộ phận quan trọng của năng suất xã hội.
Vì vậy, khi những cô gái trẻ được gả vào nhà chồng, họ sẽ sớm bắt đầu làm nhiều công việc đồng áng và nội trợ dưới sự hướng dẫn của người lớn tuổi để chia sẻ gánh nặng gia đình. Điều này có nghĩa là nam giới không chỉ có được bạn đời trẻ trung, mà còn có thêm người phụ mình làm việc, từ đó cải thiện sản xuất và đời sống của gia đình.
Đối với những cô gái sinh ra trong gia đình giàu có, họ đã được ăn ngon mặc đẹp từ nhỏ. Vì vậy, khi chỉ mới 13, 14 tuổi, họ thường có rất nhiều người theo đuổi. Những người mai mối đến cầu hôn rất đông và họ nhanh chóng tìm được một gia đình phù hợp xứng đôi. Đối với các quan viên cấp cao và quý tộc, việc chọn con rể đương nhiên là một nhiệm vụ nghiêm túc, họ phải lựa chọn cẩn thận để đảm bảo con gái mình gả vào những gia đình quyền lực.
Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng giàu có và địa vị. Đối với đại đa số, việc gả con gái thực chất là một cách để giảm bớt gánh nặng cho họ. Khi con gái có chồng, gia đình sẽ có thêm người hỗ trợ tài chính. Vì vậy, đối với những cô gái 13, 14 tuổi này, hôn nhân là một lối thoát và là sự đảm bảo. Thông qua hôn nhân, họ nhận được sự hỗ trợ và dường như có một nơi để ổn định cuộc sống.
3. Đảm bảo hình mẫu người vợ nữ tính và thuần khiết
Sau khi kết hôn, họ cũng có nhiều sự lựa chọn và tự do hơn so với việc ở với gia đình cha mẹ ruột. Mặc dù việc gả vào nhà chồng có thể khiến họ phải làm việc vất vả nhưng ít nhất cũng có thể có được nhiều chủ động hơn cho bản thân.
Những ý tưởng này có phần giống với xã hội hiện đại, mặc dù xã hội thời nay mang lại cho con người nhiều quyền tự do lựa chọn hơn. Dần dần, ngày càng nhiều người sẽ dựa vào chính mình thay vì chỉ dựa vào đàn ông.
Những quan niệm đạo đức và tiêu chuẩn thẩm mỹ cổ xưa hoàn toàn khác với hiện đại. Trong bối cảnh văn hóa đó, phụ nữ trẻ được coi là biểu tượng của sự thuần khiết, ngây thơ và mong manh, những phẩm chất mà đàn ông tìm kiếm ở một người vợ lý tưởng. Người đàn ông nào cũng mong cưới được một cô gái trẻ làm vợ, điều này cũng thỏa mãn sự mong đợi của họ về hình ảnh một người vợ lý tưởng.
4. Trẻ người non dạ, dễ kiểm soát
Ngoài ra, sở dĩ đàn ông thích cưới những cô gái trẻ 13, 14 tuổi cũng là vì họ tin rằng điều này có thể làm giảm khoảng cách thế hệ giữa vợ và chồng và giúp dễ dàng kiểm soát quyền lãnh đạo, quyết định các vấn đề của gia đình hơn.
5. Thực hiện nhiệm vụ sống còn cho đất nước
Trong thời đại vũ khí lạnh, chiến tranh là một sự tàn nhẫn. Những trang lịch sử ghi lại thời đại đó, khi tuổi thọ trung bình chỉ chưa đầy 30 tuổi, người ta có thể chết đi lúc nào không hay. Mỗi khi trống trận đánh lên, những chàng trai trẻ dũng cảm lại được gọi ra chiến trường.
Tuy nhiên, những người cai trị thời đại này hiểu rằng vận mệnh của đất nước gắn liền với sức sinh sản của người dân. Để bù đắp cho những sinh mạng trẻ đã ra đi, họ đã thực hiện hàng loạt biện pháp tích cực nhằm khuyến khích người dân sinh con sớm. Đây không chỉ là nhu cầu thời chiến mà còn là sự sống còn của đất nước. Cuộc sống trong thời đại đó mong manh đến mức việc duy trì tỷ lệ sinh của đất nước trở thành một nhiệm vụ cấp thiết.
Ngày xưa có chế độ nô dịch, gia đình nào cũng phải cử thanh niên đi nghĩa vụ quân sự, nếu thiếu thanh niên trai tráng thì người già phải thay thế. Điều này buộc mỗi gia đình phải tích cực sinh con đẻ cái để đảm bảo có đủ nhân lực ở độ tuổi trưởng thành.
Lấy các cô gái 13, 14 tuổi và sinh con sớm cũng là một chiến lược ổn định gia đình vì nó đảm bảo rằng ngay cả khi có chuyện bất ngờ xảy ra, gia đình sẽ không thiếu lao động.
Tuy nhiên, theo thời gian, các khái niệm xã hội được cập nhật liên tục và thời đại không ngừng phát triển và tiến bộ. Sự biến mất dần của hiện tượng này báo hiệu xã hội đang thoát khỏi xiềng xích phong kiến và hướng tới một tương lai tiến bộ hơn. Phụ nữ đang dần có được nhiều quyền và cơ hội hơn để lựa chọn con đường sống mà mình mong muốn.
Đây là dấu hiệu của sự tiến bộ xã hội và tôn trọng quyền của phụ nữ, cho phép họ có nhiều quyền tự chủ hơn. Chính sự tiến hóa xã hội tích cực này đã mang lại niềm hy vọng vào tương lai, tin rằng xã hội sẽ luôn phát triển theo hướng tốt đẹp hơn và mang lại cho con người nhiều hy vọng hơn.
Nguồn: Sohu
phunuso.baophunuthudo.vn