Vì sao thường xuyên ăn sơn hào hải vị nhưng các phi tần thời xưa vẫn hay đau ốm và không sống thọ?
Dù sống trong nhung lụa nhưng các phi tần thời xưa vẫn phải quẩn quanh bên bát thuốc mỗi ngày.
- 07-06-2024Vị hoàng đế Trung Quốc từng đi tu, nghèo đói tới mức phải đi ăn xin, đến khi lên ngôi thì tàn nhẫn cực độ, đến phi tần cũng bị tra tấn dã man
- 14-05-2024Hoàng đế nhà Thanh có 55 người vợ, nổi tiếng với giai thoại ‘cửu phi liên châu’ sủng hạnh tới 9 phi tần trong một đêm khiến con trai nối dõi cũng phải xấu hổ giấu kín
- 19-04-2024Hai gia tộc sản sinh nhiều hoàng hậu, phi tần nhất nhà Thanh: Có mẹ của vua Càn Long, một người mang họ Diệp Hách Na Lạp lũng đoạn triều thần
Bất cứ nữ nhân nào thời xưa cũng đều hy vọng mình có thể lọt vào mắt xanh của hoàng đế. Họ chỉ cần được thông qua những đợt tuyển chọn tú nữ trong hoàng cung là có thể một bước lên tiên, sống cuộc đời nhung lụa.
Tuy nhiên, cuộc sống có xa hoa, ngày ngày ăn sơn hào hải vị thì vẫn có những phi tần dễ ngã bệnh, thậm chí qua đời từ rất trẻ. Vậy nguyên nhân thực sự là gì? Dưới đây là những nguyên nhân khiến các phi tần dễ mắc bệnh.
Tinh thần thường xuyên lo lắng
Những hoàng hậu và phi tần này dường như họ chưa bao giờ thực sự vui vẻ bởi việc hầu hạ hoàng thượng không hề dễ dàng.
Trong hậu cung có hàng ngàn mỹ nữ, những phi tần này rất ít khi được tận mắt thấy hoàng thượng, vì vậy không thể đoán ra được hoàng thượng đang nghĩ gì. Có phi tần một tháng, một năm cũng không được hoàng thượng sủng ái, khiến họ luôn có những suy nghĩ tiêu cực trong đầu, không biết rằng mình đã phạm phải sai lầm nào đó không mà không được hoàng thượng đoái hoài đến.
Đến khi đột nhiên được gọi đến tên để hầu hạ hoàng thường thì lại có cảm xúc bồn chồn, lo lắng về cử chỉ, hành động, lời nói… cứ tiếp tục như vậy trong thời gian dài chắc chắn sẽ gây ra một số tổn thương tâm lý cho bản thân dẫn đến mắc bệnh.
Luôn phải đề phòng xung quanh, ăn ngủ không ngon
Trong lịch sử Trung Quốc, nhiều phi tần dùng thủ đoạn tàn ác để được thăng tiến, sủng ái. Khi đã đứng được ở địa vị cao đồng nghĩa với việc tay nhuốm máu vô số người, gánh tội ác không dứt. Vì vậy, trong lòng luôn bồn chồn, thân bất an làm sao có thể thanh thản, ngủ ngon giấc được.
Các phi tần ngoài việc ngày ngày nỗ lực chiếm được sự sủng ái, hầu hạ hoàng đế tốt nhất, họ còn lo lắng về sự ghen tị của các phi tần khác sẽ làm tổn hại tới mình.
Nếu may mắn được hoàng thượng sủng ái, có được long thai, họ cũng phải lo lắng đến việc người khác sẽ làm hại con mình. Người không có con thì suốt ngày nghĩ cách để hoàng đế thích mình, luôn lo lắng bị người khác so sánh.
Thói quen ăn uống
Trong cung, chế độ ăn uống của hoàng đế, hoàng hậu và các phi tần luôn đặc biệt. Theo đó, 3 bữa ăn mỗi ngày đều được nhà bếp chuyên dụng của hoàng gia chuẩn bị kỹ lưỡng. Tuy nhiên các món sơn hào hải vị tưởng chừng rất ngon miệng và bổ dưỡng này lại ẩn chứa nhiều rủi ro lớn.
Cụ thể, để theo đuổi hương vị thơm ngon của các món ăn dâng lên hoàng đế, có không ít nguyên liệu phải trải qua quá trình chế biến vô cùng phức tạp. Chẳng hạn, các đầu bếp phải tiến hành ướp và hầm các nguyên liệu trong một thời gian dài. Điều này không chỉ làm mất đi chất dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn có thể sản sinh ra các chất có hại cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, các nữ nhân thường lạm dụng nhiều loại thuốc bổ để giữ gìn sắc xuân. Mặc dù những loại thuốc bổ này có thể cải thiện sức mạnh thể chất trong một thời gian ngắn, nhưng nếu sử dụng lâu dài có thể gây ra những tổn thương đáng kể.
Do hôn nhân cận huyết
Thời xưa, để duy trì quyền lực và bảo vệ dòng máu hoàng tộc tôn quý nên nhiều vị hoàng đế đã kết hôn với những mỹ nữ có quan hệ họ hàng với mình. Họ cũng không biết tác hại của các mối quan hệ hôn nhân cận huyết thống.
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học hiện nay, việc kết hôn giữa những người họ hàng gần gũi sẽ gây ra tác hại rất lớn, chẳng hạn như con cái của họ sẽ dễ bị nhiễm các bệnh về di truyền, dị tật bẩm sinh... Đương nhiên, những căn bệnh di truyền do hôn nhân cận huyết có thể là nguyên nhân khiến tuổi thọ của các hoàng đế thời xưa bị rút ngắn.
Theo Sohu, Toutiao
Đời sống & pháp luật