Vì sao TP HCM đề nghị Bộ Xây dựng gỡ tiêu chí "thực trạng nhà ở"?
Từ thực tiễn địa phương, UBND TP HCM nhận thấy quy định xác nhận về thực trạng nhà ở theo Thông tư 09/2021 của Bộ Xây dựng sẽ gây khó khăn cho UBND cấp xã và gây ách tắc trong giải quyết hồ sơ xét duyệt đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội
- 15-11-2023TP HCM nỗ lực đưa vào sử dụng 12.000 căn nhà ở xã hội
- 14-11-2023Hà Nội: Nguồn cung căn hộ thấp nhất 1 thập kỷ, dự kiến thiếu gần 100.000 nhà ở...người mua nhà khôn ngoan nên làm gì?
- 14-11-2023Tháo gỡ điểm nghẽn để phát triển nhà ở xã hội
UBND TP HCM vừa có báo cáo gửi Bộ Xây dựng đề nghị hướng dẫn, tháo gỡ một một số vướng mắc trong công tác xét duyệt đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội.
UBND thành phố cho biết trong thời gian qua, địa phương nhận được nhiều kiến nghị, phản ánh của các chủ đầu tư dự án và người thuê, mua, thuê mua nhà ở xã hội liên quan đến việc xác nhận về thực trạng nhà ở.
Theo quy định tại Thông tư 09/2021 của Bộ Xây dựng, UBND cấp xã nơi có đăng ký thường trú hoặc tạm trú từ một năm trở lên thực hiện xác nhận về thực trạng nhà ở và chưa được hỗ trợ nhà ở, đất ở theo Mẫu số 3, Mẫu số 4 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư.
TP HCM đề nghị Bộ Xây dựng gỡ tiêu chí "thực trạng nhà ở" trong mua nhà ở xã hội; Ảnh: TẤN THẠNH
UBND xã phải xác nhận về tình trạng nhà ở của hộ gia đình hiện nay thuộc một trong các trường hợp sau: Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình; có nhà ở nhưng chật chội, diện tích bình quân dưới 10m2 sàn/người; có nhà ở nhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát (hư hỏng khung - tường, mái)…
Hầu hết đương sự khai "Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình". Tuy nhiên, thực tế có nhiều trường hợp UBND cấp xã không thực hiện xác nhận theo mẫu vì cho rằng UBND cấp xã chỉ xác nhận đương sự có sở hữu nhà hay không tại căn nhà đang thường trú hoặc tạm trú trên địa bàn do UBND cấp xã quản lý hoặc có trường hợp chỉ xác nhận chữ ký hoặc chỉ xác nhận đương sự tự cam kết và tự chịu trách nhiệm.
Như vậy, xác nhận như trên của UBND cấp xã không đảm bảo đúng yêu cầu được quy định tại Mẫu số 3, Mẫu số 4 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 09. Trường hợp yêu cầu phải xác nhận đúng theo mẫu sẽ gây khó khăn cho UBND cấp xã và gây ách tắc trong giải quyết hồ sơ xét duyệt đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội.
UBND thành phố nhìn nhận việc UBND cấp xã xác nhận với nội dung: "Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình" là rất khó thực hiện, gây phiền hà và dư luận không tốt trong nhân dân.
Mặc khác, tại Mẫu số 3, Mẫu số 4 đương sự đã cam kết và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai.
Do đó, từ những cơ sở nêu trên, UBND TP HCM kiến nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn việc xác nhận nội dung nêu trên hoặc chấp thuận xác nhận của UBND cấp xã với nội dung: "Ông/Bà ......, CCCD số ...... thường trú/tạm trú tại ........ . Căn nhà ........ thuộc quyền sở hữu của ông/bà........." hoặc chỉ xác nhận chữ ký và giao đương sự chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin do đương sự cung cấp.
Trường hợp đương sự khai không đúng sự thực thì thực hiện thu hồi theo Luật Nhà ở để tạo điều kiện cho các trường hợp có khó khăn về chỗ ở được hưởng chính sách nhà ở xã hội.
Gỡ tiêu chí "hộ gia đình"
Cũng tại Mẫu 1, Mẫu 3, Mẫu 4 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 09 có nội dung: "Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình". Theo UBND thành phố, quy định này sẽ dẫn đến việc hộ gia đình có nhiều người, nhiều thế hệ cùng đăng ký thường trú khó được hưởng chính sách về nhà ở xã hội.
Người lao động