Vì sao Trung Quốc mua lại “kho báu” ở Châu Phi chỉ với giá bằng… một bát phở?
Một công ty Trung Quốc mua được mỏ “kho báu” ở Châu Phi với giá chỉ ngang bằng một bát phở. Nguyên nhân hóa ra rất hợp lý.
- 04-07-2024Sở hữu “kho báu” lớn thứ 2 thế giới được nhiều tập đoàn hàng đầu khao khát, Việt Nam nhấn mạnh 1 nguyên tắc
- 03-07-2024Kho báu dưới nước của Việt Nam "bơi" sang Trung Quốc, Mỹ đắt hàng kỷ lục: xuất khẩu tăng hơn 500%, chất lượng thơm ngon vượt trội
- 20-06-2024Liên tục phát hiện các ‘kho báu’ đất hiếm khổng lồ - Mỹ, châu Âu mừng ra mặt vì sắp thoát dựa dẫm vào Trung Quốc – sự thật thế nào?
Một bát phở có giá khoảng 50.000 đồng. Thế nhưng, số tiền này lại có thể đủ mua cả một "kho báu". Đây hoàn toàn là chuyện có thật và một công ty của Trung Quốc vừa làm được "điều phi thường" này.
"Kho báu" này là một mỏ đồng Lubambe của Zambia thuộc châu Phi.
Trong bối cảnh Trung Quốc đang khẳng định vị thế là quốc gia dẫn đầu quá trình chuyển đổi năng lượng xanh toàn cầu, nhiều công ty của Trung Quốc đang tăng cường tiến hành việc mua lại những dự án khai thác đồng, coban hay lithium lớn tại khu vực châu Phi, nơi đang thống trị thị trường khoáng sán quan trọng. Thương vụ độc đáo với "giá hời" dưới đây là một minh chứng.
Theo Reuters, công ty của Trung Quốc là JCHX sắp chốt được thỏa thuận mua tới 80% cổ phần của mỏ đồng Lubambe. Thỏa thuận này hiện đang chờ chính quyền Zambia phê duyệt. Mỏ đồng Lubambe hiện do công ty đầu tưu EMR Capital có trụ sở ở Úc nắm giữa.
Vì sao công ty Trung Quốc mua mỏ đồng chỉ với giá bằng bát phở?
Sau thỏa thuận, công ty của Trung Quốc nắm giữ 80% cổ phần mỏ đồng Lubambe, trong khi Chính phủ Zambia (thông qua ZCCM Investments Holdings) sẽ nắm 20% còn lại của mỏ nằm ở Chililabombwe, một thị trấn thuộc tỉnh Copperbelt của Zambia, gần với biên giới Cộng hòa Dân chủ Congo.
Tuy nhiên, điều bất ngờ nhất là chi phí để mua lại mỏ đồng Lubambe chỉ 2 USD (khoảng 50.000 đồng). Thông tin này đã được công ty JCHX Mining công bố vào hồi đầu năm nay. Theo đó, công ty này sẽ thành lập một công ty dự án để mua cổ phần với giá 1 USD từ EMR Capital, đồng thời trả thêm 1 USD để mua khoản nợ là 857 triệu USD của công ty.
Theo SCMP, Zambia hiện là quốc gia sản xuất đồng lớn thứ hai tại châu Phi, sau Congo. Ngoài ra, Zambia cũng có nhiều tài nguyên về vàng, đá quý, quặng niken, thanh sắt, hợp kim sắt, coban… Điều này thu hút nhiều công ty của Trung Quốc trong những năm qua.
Trên thực tế, công ty JCHX Mining đã hoạt động tại Zambia trong hơn 20 năm qua, chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư tài nguyên và khai thác theo hợp đồng. JHCX cũng là nhà cung cấp dịch vụ khai thác ngầm cho mỏ đồng Lubambe ở Zambia kể từ năm 2017.
Theo PGS Lauren Johnston tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc của ĐH Sydney, căng thẳng gia tăng ở trong chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo giữa Trung Quốc và những quốc gia phương Tây đang đe dọa và làm tăng những hạn chế, hoạt động giám sát mua lại trong chuỗi cung ứng khoáng sản liên quan đến năng lượng tái tạo.
Ngoài ra, theo bà Johnson, với tầm quan trọng của đồng với những lĩnh vực năng lượng mới nói chúng, từ đó có thể giúp giải thích về mối quan tâm của công ty JCHX Mining khi đầu tư vào mỏ Lubambe của Zambia và cả nguyên nhân công ty EMR Capital của Bà Johnson nói thêm rằng điều này, cùng với tầm quan trọng của đồng đối với các lĩnh vực năng lượng mới nói chung, có thể giúp giải thích cả mối quan tâm của công ty EMR Capital (Úc) muốn bán 80% cổ phần của mình.
Trên thực tế, thương vụ mua lại tại Zambia diễn ra chỉ vài tháng sau khi công ty MMG của Trung Quốc (được tập đoàn khai thác mỏ thuộc sở hữu nhà nước là China Minmetals Corporation hỗ trợ) đã mua lại mỏ đồng Khoemacau của Botswana, với giá khoảng 1,9 tỷ USD từ Cuprous Capital. Đây là một công ty tư nhân đã sản xuất đồng ở Khoemacau kể từ năm 2021.
Theo công ty MMG, thỏa thuận trên phù hợp với chiến lược của công ty để xây dựng danh mục các mỏ chất lượng cao, nhằm cung cấp những khoáng chất quan trọng nhất cho một thế giới phi carbon. Theo SCMP, mỏ Khoemacau với trữ lượng đồng khoảng hơn 6 triệu tấn và có quyền khai thác trên diện tích hơn 4.000 km2.
Chiến lược "cao tay" của nhiều công ty Trung Quốc
Ngoài những tài sản mới tại Zambia và Botswana, các công ty của Trung Quốc còn đầu tư rất lớn vào hoạt động khai thác mỏ tại Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi sản xuất coban lớn nhất trên thế giới, đồng thời là nguồn cung cấp chính cho toàn cầu.
Một quốc gia châu Phi khác là Zimbabwe nổi lên như là một nguồn cung cấp chính về lithium, một kim loại cần thiết để sản xuất pin lithium-ion. Mặt khác, Trung Quốc đã đầu tư vào một số dự án quặng sắt tại Guinea, Cameroon, Siera Leone và Algeria.
Một nghiên cứu gần đây của tổ chức tư vấn Carnegie Endowment for International Peace (có trụ sở tại thủ đô Washington D.C, Mỹ) chỉ ra rằng, việc xuất khẩu khoáng sản của châu Phi sang Trung Quốc đang tăng một cách nhanh chóng, với kim ngạch đạt gần 50 tỷ USD vào năm 2021 từ mức 15 tỷ USD vào năm 2010.
Báo cáo này còn chỉ ra rằng, các khoản đầu tư của Trung Quốc không chỉ dừng ở khai thác quặng mà còn cả tinh chế và chế biến chúng ở châu Phi.
Theo bà Zainab Usman, Giám đốc Chương trình châu Phi của Quỹ Carnegie Endowment, một yếu tố quan trọng nữa thúc đẩy sự tham gia của nhiều công ty Trung quốc vào lĩnh vực khai khoáng ở châu Phi chính là do nhu cầu về khoáng sản và kim loại mà những ngành công nghiệp của quốc gia tỷ dân cần, nhất là những ngành có liên quan đến năng lượng tái tạo và xe điện.
Ngoài ra, ông Christian-Geraud Neema, BTV chuyên mục châu Phi tại Dự án China Global South, đồng thời là học giả không thường trú tại Carnegie Endowment, nhận định địa chính trị vẫn được coi là yếu tố quan trọng đằng sau hoạt động mua lại các mỏ khoáng sản của Trung Quốc. Những khoáng sản được mua có mục đích sử dụng cho cả lĩnh vực về kinh tế, công nghiệp và quốc phòng. Chúng đều là khoáng sản quan trọng hoặc mang tính chiến lược với Trung Quốc. Điều này có thể thấy khi nhìn vào hồ sơ của tất cả các thương vụ này.
Trong khi đó, theo ông Mark Bohlund, nhà phân tích tín dụng cấp cao tại REDD Intelligence, Trung Quốc đã thúc đẩy về nhu cầu đồng trong phần lớn 2 thập kỷ qua. Nguyên nhân chủ yếu là vì nhu cầu về phụ kiện đồng trong những dự án phát triển bất động sản mới.
Theo vị chuyên gia này, hàm lượng quặng cao cùng trữ lượng tương đối chưa được khai thác khiến châu Phi trở thành khu vực triển vọng thú vị cho những khoản đầu tư vào đồng. Hơn nữa, các công ty Trung Quốc cũng dễ dàng nắm giữ cổ phần hơn do vị thế yếu hơn của các công ty lâu năm.
Bài tham khảo nguồn: SCMP, Reuters, Mining
Đời sống & pháp luật