Vì sao Trung Quốc muốn nhập khẩu chính ngạch một loài khỉ của Việt Nam?
Trung Quốc có nhiều khỉ nhưng vẫn muốn mua nhiều khỉ từ Việt Nam. Nguyên nhân hóa ra rất đặc biệt.
- 01-08-2024"Sao chép đã giỏi, cải tiến còn giỏi hơn": Trung Quốc gây sửng sốt khi bắt kịp người Mỹ quá nhanh
- 31-07-2024Hàng trăm tấn xoài Trung Quốc đổ bộ TP HCM
- 31-07-2024Sản lượng xuất khẩu loại quả đặc sản của Việt Nam sang Trung Quốc đột ngột giảm mạnh nhất từ trước đến nay
- 30-07-2024Ô tô điện Trung Quốc dùng pin 'siêu an toàn' bỗng bốc khói, cháy dữ dội trên đường
Mới đây, ngày 29/7, Cục Thú y, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo với Cục về việc đồng ý với Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu khỉ từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Theo quy định, để có thể xuất khẩu khỉ sang Trung Quốc, các doanh nghiệp của nước ta có nhu cầu cần phải đăng ký để Cục Thú ý tổng hợp, xác nhận và gửi Tổng cục Hải quan Trung Quốc xem xét và quyết định. Ngoài ra, những con khỉ được xuất khẩu sang Trung Quốc phải là khỉ nuôi, không phải hoang dã và được sinh ra hoặc nuôi nhốt trong ít nhất 2 năm tại Việt Nam.
Theo Nghị định thư, trước khi xuất khẩu, khi phải qua kiểm dịch ở trang trại gốc và được cách ly trong 30 ngày tại địa điểm kiểm dịch được phía Việt Nam phê duyệt.
Trong thời gian cách ly, những con khỉ này sẽ được kiểm tra lâm sàng từng con một và xác nhận khỏe mạnh, không có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm.
Như vậy, khỉ là mặt hàng tiếp theo của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch qua Trung Quốc. Trước đó, Việt Nam có 14 mặt hàng được phép xuất khẩu chính ngạch sang quốc gia tỷ dân, bao gồm: Tổ yến và sản phẩm từ tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, măng cụt…
Vì sao Trung Quốc muốn mua khỉ của Việt Nam?
Trung Quốc có nhiều khỉ, nhưng vẫn muốn nhập khẩu khỉ của Việt Nam vì mục đích dùng trong nghiên cứu khoa học. Theo đại diện của một doanh nghiệp nuôi khỉ xuất khẩu tại phía Nam, khỉ được chọn xuất khẩu sang Trung Quốc là khỉ đuôi dài và là khỉ nuôi chứ không phải là khỉ hoang dã. Chúng được Trung Quốc mua và sẽ dùng trong nghiên cứu khoa học.
Trên thực tế, khỉ đuôi dài là loài khỉ được cho là có giá trị trong nghiên cứu khoa học để làm vật mẫu và đối tượng nghiên cứu, đồng thời là nguồn thử nghiệm những loại vaccine cho con người. Trên thị trường Mỹ, mỗi con khỉ đuôi dài có thể có giá từ 50.000 USD (tương đương với hơn 1,2 tỷ đồng).
Theo Dân Việt, bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) cho biết, bà mới nắm được thông tin Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch khỉ đuôi dài sang thị trường Trung Quốc. Đây được coi là tin vui cho các doanh nghiệp, cơ sở được phép chăn nuôi khỉ xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời mở ra cơ hội mới cho người dân làm giàu.
Theo Phó Giám đốc ENV, việc xuất khẩu khỉ đuôi dài không mới, bởi vì Việt Nam đã xuất khẩu sang nhiều nước như Mỹ, Nhật... và gần đây nhất là từ 2019 - 2022.
Bà Hà khẳng định rằng, khỉ đuôi dài được các nước nhập về phục vụ nghiên cứu khoa học, thử nghiệm thuốc và vaccine cho người. Nguyên nhân đơn giản là vì khỉ có họ hàng gần với con người và có nét giống người nên chúng rất cần trong nghiên cứu khoa học cũng như phục vụ việc sản xuất thuốc, vaccine cho người.
Theo CITES, công ước quốc tế về mua bán những giống loài khẩn nguy, cấm mua bán các loài động vật hoang dã cho mục đích thương mại, nhưng không cấm mua bán các loài động vật được nuôi.
Khỉ đuôi dài có tên khoa học là Macaca Fascicularis, hay còn gọi là Khỉ ăn cua, thuộc họ Khỉ Cercopithecidae, bộ Linh trưởng Primates. Loài khỉ này phân bố ở Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaysia, Singapo, Indonesia, Philippines và Việt Nam. Trong đó, ở nước ta, khỉ đuôi dài phân bố từ Thừa Thiên – Huế trở vào Kiên Giang.
Khỉ đuôi dài thường sống trong rừng rậm nguyên sinh, thứ sinh, rừng tre nứa, rừng thưa, bờ sông, ven biển và rừng ngập mặn ven biển. Thức ăn chủ yếu của chúng là quả, hạt, nõn cây, lá, những phần khác của thực vật và động vật như côn trùng, ếch…
Khỉ đuôi dài có thời gian mang thai 160 – 170 ngày và thời gian giữa hai lần sinh sản là 13 tháng. Tuổi trưởng thành của loài khỉ này là vào lúc 50 – 51 tháng và thời gian sống từ 37 – 38 năm.
Trước đây, khỉ đuôi dài rất phổ biến trong các khu rừng ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng hiện nay, tình trạng của loài thay đổi rõ rệt, số lượng quần thể giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do nơi cư trú bị xâm hại, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp, cũng như tình trạng săn bắt khỉ lấy thịt, nấu cao, buôn bán và xuất khẩu.
Hiện nay, khỉ đuôi dài nằm trong danh mục động vật nguy cấp, quý hiếm, cần được bảo vệ nghiêm ngặt trong Sách Đỏ Việt Nam và cũng có tên trong Phụ lục của CITES.
Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch đối với khỉ xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký vào ngày 6/6/2024.
Đời sống và Pháp luật