MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao "từ chối" trong giao tiếp được coi như một nghệ thuật quan trọng và đáng học?

28-08-2020 - 10:48 AM | Sống

Ít ai nắm rõ được rằng cách mà thể hiện giá trị tốt nhất trong giao tiếp chính là nghệ thuật “từ chối”. Người có giá trị càng cao thì bản thân họ biết làm chủ và biết cách từ chối.

Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người luôn ôm cho mình những trách nhiệm không phải của mình bởi họ không biết cách từ chối. Từ chối trong giao tiếp không phải chúng ta cự tuyệt, ích kỷ với người khác mà đằng sau những lời từ chối đó sẽ là những nguyên tắc của các mối quan hệ, sự nghiêm túc đối với giá trị bản thân mỗi người.

Từ chối trong giao tiếp được coi như một nghệ thuật quan trọng và đáng học. Dưới đây là hai lý do quan trọng nhất gì mà chúng ta cần phải học kĩ năng này:

Luôn sẵn sàng gật đầu chứng tỏ bạn là một người có giá trị thấp chứ không phải là một thiên thần

Vì sao từ chối trong giao tiếp được coi như một nghệ thuật quan trọng và đáng học?  - Ảnh 1.

Rất nhiều người trong cuộc sống không dám từ chối người khác bao giờ. Có người nghĩ rằng việc hết lòng giúp đỡ người khác là thể hiện nhân cách tốt của mình và cũng có người luôn sẵn sàng gật đầu vì họ không vượt qua được sự đánh giá của người khác về mình.

Chính vì những lý do đó mà nhiều người không biết rằng chính họ dường như đã hạ thấp chính giá trị bản thân. Bởi trong đời sống, những gì có được một cách quá dễ dàng thì sẽ nhận được ít sự tôn trọng, nâng niu.

Sự giúp đỡ của bạn cũng vậy dù bạn có là người tốt nhưng trong cuộc sống những người bạn giúp đỡ đâu phải ai sẽ ghi nhận và biết trân trọng. Sự dễ dãi của bạn chỉ khiến đối phương cảm thấy tầm thường và đôi khi sẽ là sự khinh khỉnh. Nhiều người sẽ dễ dàng nhờ vả một cách tùy tiện và ỉ lại vào bạn.

Nhà văn Nhật Bản Osamu Dazai từng nói: “Sự bất hạnh của tôi chính là nằm ở chỗ tôi không có khả năng từ chối. Tôi luôn sợ một khi từ chối người khác sẽ để lại trong lòng nhau một vết nứt không bao giờ lành

Những người không biết cách từ chối người khác luôn quan tâm đến những gì người khác nghĩ về mình, vì sợ để lại ấn tượng xấu cho người khác. Kết quả là, tôi thà biết sai còn hơn xấu hổ khi từ chối người khác. Nhưng mọi người biết đấy, sự nhẫn nại như vậy sẽ không cải thiện được địa vị của bạn trong lòng người khác mà chỉ tự chuốc thêm cho mình nhiều phiền phức.”

Những người nhận thức được giá trị bản thân sẽ biết linh hoạt, "to gan" đúng chỗ. Linh hoạt trong mọi tình huống làm sao để họ có thể từ chối và cốt yếu không để mất đi giá trị của mình. Nhưng muốn làm được điều đó, bạn trước hết phải có đủ năng lực để "to gan", có vậy mới khiến người khác mới tâm phục khẩu phục.

Những người dám sẵn sàng nói lời từ chối chính là những người mạnh dạn và quyết đoán, có năng lực. Họ có thể vượt qua cảm xúc tội lỗi mà nhiều người mắc phải khi nói lời từ chối. Điều quan trọng là họ đề cao sự thoải mái và chất lượng chứ không phải ngượng ngạo chấp nhận chỉ vì nể mặt nhau.

Học cách “từ chối” chính là khẳng định bản thân

Vì sao từ chối trong giao tiếp được coi như một nghệ thuật quan trọng và đáng học?  - Ảnh 2.

Jim John một nhà diễn thuyết người Mỹ từng nói: “Learn how to say no. Don't let your mouth overload your back”- Tạm dịch: “Học cách nói không, đừng để miệng của bạn chất oằn lưng bạn”.

Học cách từ chối đôi khi chính là để bạn giảm bớt áp lực của bản thân và tránh được những rắc rối không đáng có. Bởi mỗi người đều có những công việc, trách nhiệm riêng phải gánh vác. Không phải lúc nào cũng có thể sẵn sàng hỗ trợ hoặc đảm nhiệm công việc thay người khác.

Sự thật thà khiêm nhường không đi liền với bản lĩnh. Bạn luôn nhường người khác, ngại lên tiếng từ chối ngay cả khi rất khó chịu thì sẽ luôn bị người khác ức hiếp, cả đời này cũng khó mà ngẩng cao đầu được.

Bạn cự tuyệt người ta một lần, người khác nhất định sẽ dùng con mắt khác để nhìn bạn, thấy bạn không dễ "dây", rồi cũng sẽ không dám tính toán lợi ích, nhỏ nhen với bạn. Gặp tiểu nhân, cứ dũng cảm mà cự tuyệt, đừng để người khác điều khiển bạn như con rối.

Trong cuộc đời này, chúng ta sinh ra không ai nợ ai vì vậy đừng cố hài lòng người khác hãy sống chính là sống cho bản thân mình chứ không phải là người khác. Yêu bản thân nhiều hơn, dành nhiều thời gian hơn cho những người xứng đáng sẽ bớt được những rắc rối cho bản thân. Đừng nên luôn cố gắng làm thiên thần trong cuộc sống của người khác bởi không phải ai cũng sẽ trân trọng bạn. Từ chối đúng lúc chính để nhấn mạnh cái tôi và vị trí của bạn trong mắt người khác.

Theo Aboluowang

Lưu Ly

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên