Vì sao Việt Nam chi hơn 3 tỷ USD để nhập mặt hàng nước ta là “vua đầu ngành” xuất khẩu của thế giới?
Đây là mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng hàng đầu thế giới của Việt Nam, nhưng nước ta lại chi hơn 3 tỷ USD trong năm 2023 để nhập về.
- 24-01-2024Mặt hàng này từ Nga liên tục đổ bộ Việt Nam với giá rẻ cực hấp dẫn, Việt Nam chớp cơ hội 'vàng' chi hàng trăm triệu USD gom hàng
- 24-01-2024Một mặt hàng của Trung Quốc đang liên tục đổ bộ Việt Nam với giá rẻ kỷ lục: thuế nhập khẩu 0%, Việt Nam chi hơn 5 tỷ USD thu mua năm qua
- 23-01-2024Không thiếu đất trồng, một loại hạt vẫn liên tục tràn vào Việt Nam với giá siêu rẻ: Brazil là tay buôn lớn nhất, nước ta nhập khẩu top đầu thế giới
Mặt hàng được mệnh danh là "vua đầu ngành" chính là hạt điều. Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), ngành Điều của Việt Nam hiện nay vẫn duy trì vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu hạt điều, chiếm tỷ lệ tới 80% tổng sản lượng toàn cầu trong 16 năm liên tiếp.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12/2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt hơn 63.000 tấn, với kim ngạch đạt hơn 343 triệu USD. Trong cả năm 2023, xuất khẩu hạt điều của nước ta ước đạt hơn 644.000 tấn, tổng kim ngạch đạt 3,644 tỷ USD, tăng tới 24% về lượng và tăng 18% kim ngạch so với năm 2022.
Nhiều quốc gia trên thế giới nhập khẩu hạt điều của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, Hà Lan... Trong số đó, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch đạt tới 885,5 triệu USD, tăng 5% so với năm 2022 và chiếm tới 24,3% kim ngạch xuất khẩu về hạt điều của cả nước so với năm ngoái.
Ngoài ra, mức tăng trưởng 2 con số cũng ghi nhận xuất khẩu ở các thị trường khác. Cụ thể, xuất khẩu hạt điều năm 2023 sang Trung Quốc có kim ngạch đạt 683 triệu USD, tăng 55% so với năm 2022 và chiến tới 19% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước. Tại thị trường Hà Lan, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 353 triệu USD trong năm 2023, tăng 19% so với năm ngoái và chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của nước ta.
Theo Hiệp hội điều Việt Nam, thị trường hạt điều trên toàn cầu được dự báo là sẽ tăng trưởng bình quân khoảng 4,6% từ năm 2022 – 2027. Nguyên nhân là do người dân có xu hướng chuộng chế độ ăn uống thuần chay và có nhu cầu về thực phẩm chế biến từ các loại hạt tăng cao. Hạt điều chính là một trong những loại hạt được nhiều người dân trên toàn cầu yêu thích.
Theo các chuyên gia dự báo, ngành điều của Việt Nam sẽ còn nhiều dư địa để tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2024, bởi hiện nay năng suất và sản lượng thu hoạch của loại hạt này khá ổn định.
Mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu hạt điều hàng đầu trên thế giới, nước ta lại chi tới hàng tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng này. Rốt cuộc nguyên nhân vì sao?
Vì sao Việt Nam chi hàng tỷ USD nhập khẩu hạt điều năm 2023?
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng đầu năm 2023, các doanh nghiệp sản xuất và chế biến hạt điều của Việt Nam đã chi tới 3,07 tỷ USD để nhập khẩu về gần 2,66 triệu tấn hạt điều. Lượng hạt điều nhập khẩu tăng tới 46,5% so với cùng kỳ năm 2022. Nhìn chung, trong năm 2023, nước ta nhập khẩu gần 2,77 triệu tấn hạt điều, với kim ngạch ước đạt gần 3,2 tỷ USD. Con số này tăng tới 46,2% về lượng và tắng 19,6% về kim ngạch so với năm trước.
Hiện nay, có 5 thị trường cung cấp hạt điều lớn nhất cho Việt Nam là Bờ Biển Ngà, Campuchia, Nigeria, Tanzania và Ghana. Đặc biệt, trong 11 tháng đầu năm 2023, chỉ riêng ở Bờ Biển Nga, Việt Nam đã nhập khẩu tới 850.000 tấn hạt điều, với kim ngạch ước đạt 919,2 triệu USD, tăng tới 86,6% về lượng, tăng 56,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Là quốc gia được coi là "vua đầu ngành" về xuất khẩu hạt điều trên thế giới, vì sao Việt Nam lại nhập số lượng lớn loại hạt này như vậy?
Theo Hiệp hội điều Việt Nam, sở dĩ Việt Nam chi hàng tỷ USD để nhập hạt điều về nước là do hầu hết các doanh nghiệp chế biến điều hiện này đều chưa chủ động được về nguồn nguyên liệu. Trên thực tế, nguồn cung của hạt điều thô nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 30% công suất chế biến. Do đó, 70% nguyên liệu hiện nay đều phụ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác.
Về lâu dài, để thúc đẩy ngành điều phát triển, Hiệp hội Điều Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp chế biến điều ở trong nước cần phải chú trọng đầu tư nhiều hơn vào việc phát triển vùng nguyên liệu; đồng thời hỗ trợ và ký kết hợp đồng thu mua với những người dân trồng điều để có được nguồn nguyên liệu ổn định. Nếu việc này được đảm bảo sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước giảm được sự lệ thuộc vào nguồn cung hạt điều thô từ các nước khác và nâng cao khả năng cạnh tranh cho chế biến xuất khẩu điều của Việt Nam.
Cây điều được trồng ở hơn 20 tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Trong đó, khu vực trồng nhiều điều nhất ở nước ta là khu vực Đông Nam Bộ với các tỉnh như Bình Phước, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh và Đông Nai.
Hạt điều là một loại hạt cung cấp nhiều dinh dưỡng tốt. Hạt điều có chứa nhiều chất béo không bão hòa, protein, vitamin và khoáng chất. Loại hạt này giúp giảm cholesterol LDL, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời có thể giúp giảm cân, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh tiểu đường...
Bài viết tham khảo nguồn: Customs, Vinacas, Healthline
Đời sống Pháp luật