Vì sao Việt Nam lọt Top 10 chỉ số logistics thị trường mới nổi 2021?
Việt Nam đã tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2020, đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 quốc gia đứng đầu bảng Chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021. Theo đó, Quỹ AFC Vietnam Fund đã chỉ ra 4 lý do cho thành tích của Việt Nam.
- 12-03-2021Kinh tế trưởng World Bank tại Việt Nam: Để hỗ trợ trực tiếp đối tượng bị ảnh hưởng bởi Covid-19, Mobile Money sẽ là một giải pháp đáng chú ý
- 12-03-2021Doanh nghiệp mong chờ gì từ các hỗ trợ mới hậu Covid-19?
- 12-03-2021Ngân hàng Thế giới: Doanh nghiệp Việt kiến nghị gì trước những tác động dài hạn của Covid-19 sau 4-5 năm?
- 12-03-2021Bộ Ngoại giao nói gì về khả năng áp dụng hộ chiếu vaccine Covid-19?
Một lần nữa Việt Nam tiếp tục chứng minh khả năng kiểm soát đại dịch Covid-19 trong làn sóng thứ 3, giúp giữ vững niềm tin của giới đầu tư trong và ngoài nước. Điều này đã hạn chế các tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Khác với hầu hết các quốc gia trên thế giới phải tăng chi tiêu cũng như cung cấp các gói hỗ trợ lớn, Việt Nam vẫn giữ mức nợ dưới 55,3% GDP năm 2020. Trong khi đó, đại dịch Covid-19 đã khiến các nền kinh tế trên toàn cầu gia tăng thêm 24 nghìn tỷ USD các khoản nợ trong năm 2020, đạt mức kỷ lục 281 nghìn tỷ USD và tổng nợ/GDP toàn cầu ở mức 355%.
Tỷ lệ nợ/ GDP toàn cầu qua các năm
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Tài chính toàn cầu (IIF), các chương trình hỗ trợ của Chính phủ đã tác động phần lớn đến số nợ gia tăng. Trong khi đó, các doanh nghiệp, nhà băng và hộ gia đình trên toàn cầu gia tăng thêm lần lượt 5,4 nghìn tỷ USD, 3,9 nghìn tỷ USD và 2,6 nghìn tỷ USD các khoản nợ mới.
Như vậy, Việt Nam nhìn chung đang ở vị thế tốt hơn so với các quốc gia khác khi dư địa để thực hiện các chính sách kinh tế lớn vẫn rộng rãi.
Việt Nam đã tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2020, đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 quốc gia đứng đầu bảng Chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021 nhờ nhanh chóng trở thành trung tâm sản xuất lớn.
Theo đó, một số yếu tố giúp Việt Nam đạt vị trí xếp hạng cao của lĩnh vực logistics Việt Nam bao gồm:
Đầu tiên là lợi thế địa lý. Việt Nam có hơn 3.000 km đường bờ biển với nhiều cảng, cũng với đường biên giới với Trung Quốc - trung tâm sản xuất lớn nhất thế giới. Trong vài thập kỷ qua, Chính phủ Việt Nam tập trung vào việc xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng, hình thành nên 2 cảng nước sâu quan trọng, đó là Cái Mép (miền Nam) và Lạch Huyện (miền Bắc).
Thứ hai là dòng vốn FDI gia tăng trong 20 năm qua. Việt Nam đã thành công trong việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đều đặn, với nhiều doanh nghiệp đa quốc gia rót vốn như Samsung, LG Electronics, Apple, Microsoft, Intel... Theo sau đó, chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ sẽ tới Việt Nam, càng gia tăng thêm sức hấp dẫn của thị trường đối với dòng vốn FDI.
Thứ ba là xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Ngay cả khi thương mại toàn cầu tổn thương vì đại dịch, giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn gia tăng tích cực. Trong 2 tháng đầu năm, hàng hóa xuất khẩu tăng gần 36,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cuối cùng là việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do. Việt Nam thành công khi định vị bản thân trên bản đồ thương mại toàn cầu, đặc biệt trong các năm qua đã tích cực tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do.