MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việc đổi cách gọi Thủ tướng Shinzo Abe thành Thủ tướng ABE Shinzo báo hiệu điều gì về quan hệ Nhật với Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc?

Thủ tướng Shinzo Abe sẽ được gọi là Thủ tướng ABE Shinzo trong các văn bản tiếng Anh chính thức kể từ ngày 1/1/2020.

Một hành động nhỏ nhưng mang tính biểu tượng cao, là đề xuất của chính phủ Thủ tướng Shinzo Abe về việc thay đổi thứ tự tên tiếng Nhật khi được viết bằng bảng chữ cái Latin hoặc phương Tây.

Từ những năm đầu của thời đại Meiji, vào những năm 1870, người Nhật đã tự nhận mình là những người tiến bộ, hòa theo phong cách chung của phương Tây, khi trong các văn bản tiếng Anh mỗi người sẽ được gọi bằng họ gia đình, thay vì bằng tên riêng. 

Tuy nhiên, trong tiếng Nhật bản địa, thứ tự vẫn sẽ luôn là họ trước, tên sau.

Vào ngày 1/1/2020, cách gọi tên ở Nhật sẽ chính thức thay đổi. Trên các tài liệu và trang web của chính phủ, tên của Thủ tướng Shinzo Abe sẽ được viết là ABE Shinzo - việc viết hoa họ của gia đình cũng được khuyến nghị - và những công chức khác cũng được khuyến khích làm điều tương tự.

Việc đổi cách gọi Thủ tướng Shinzo Abe thành Thủ tướng ABE Shinzo báo hiệu điều gì về quan hệ Nhật với Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc? - Ảnh 1.

Công dân bình thường không có nghĩa vụ phải tuân theo thay đổi này, nhưng nhiều bằng chứng cho thấy việc thay đổi sẽ có lợi cho chính họ. Nam diễn viên Ken Watanabe sẽ trở thành WATANABE Ken và Chủ tịch Masayoshi Son của Tập đoàn SoftBank sẽ trở thành SON Masayoshi.

Đối với người phương Tây, sự thay đổi này của Nhật Bản có vẻ không cần thiết, và có phần khó hiểu. Nhưng theo quan điểm của Nhật Bản, nó biểu hiện cho việc họ không còn làm mọi thứ chỉ để thuận tiện cho người phương Tây. Châu Á đang trỗi dậy về cả sức mạnh địa chính trị và văn hóa, đó cũng là một phần lý do.

Sáng kiến ​​này bắt nguồn từ những năm đầu của thế kỷ 21 khi Cơ quan Văn hóa (CAA) đưa ra một đề xuất về việc sử dụng trật tự tên bản địa trong các văn bản tiếng Anh. Tuy nhiên trước đó, đề xuất này hoàn toàn bị bỏ qua.

Lần này, những ngôi sao đang lên của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền như Bộ trưởng Quốc phòng Taro Kono đã lên tiếng ủng hộ đề xuất này. Có vẻ như công chúng cũng đứng về phía họ. Một cuộc thăm dò ý kiến ​​gần đây cho thấy 60% ủng hộ sự thay đổi.

Nikkei dẫn lời giải thích được nêu trên trang web của CAA, "Nhật Bản sẽ hòa nhập với các quốc gia châu Á khác như Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc, tất cả đều đặt họ gia đình lên hàng đầu. Các quốc gia này đặt họ lên hàng đầu vì liên kết gia đình, theo truyền thống vẫn là thông tin quan trọng nhất về một người, danh tính cá nhân chỉ đứng thứ hai".

Về bản chất, việc thay đổi này báo hiệu một xã hội gần với châu Á hơn. 

Có phải mong muốn mới của Nhật Bản là liên kết với các nước láng giềng - rời xa châu Âu, hướng về châu Á? Có lẽ là như vậy. Trong thế giới ngày nay, khu vực châu Á đã dần hoàn thiện quy trình sản xuất công nghệ cao trong khi vẫn tăng trưởng nhanh chóng. Hơn nữa, bản thân các chuẩn mực toàn cầu đang trở nên đa dạng và đa văn hóa hơn, và việc tuân thủ một khuôn mẫu phương Tây đang bắt đầu trở nên lỗi thời.

Ngôn ngữ là chính trị, như tiểu thuyết gia Minae Mizumura chứng minh. Lần đầu, người Nhật đang tham gia vào một hành động mang tính biểu tượng của sự tự khẳng định.

Hoàng An

Nikkei Asian Review

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên