Để 'gõ cửa' xin việc Google thành công, phải làm sao?
Đây là câu hỏi khá phổ biến đối với nhiều ứng viên ngành công nghệ bởi gã khổng lồ tìm kiếm này vốn nổi tiếng với môi trường làm việc sáng tạo, cạnh tranh và ưu đãi tốt.
- 28-04-2014[Chart] Google chi bao nhiêu tiền cho quảng cáo kỹ thuật số?
- 26-04-2014'Cha đẻ' mạng Google+ rời khỏi gã khổng lồ tìm kiếm sau 8 năm gắn bó
- 25-04-2014Ông Putin kêu gọi dân Nga "tẩy chay" công cụ tìm kiếm Google
- 02-04-2014Điều gì phía sau 'cơn cuồng shopping' của Facebook và Google?
- 25-03-2014Hồi gõ cửa xin việc, hồ sơ của tỉ phú Google trông thế nào?
Nội dung nổi bật:
- Google tìm kiếm những ứng viên có tính can đảm, đây là thứ hàng đầu. Một sinh viên hạng B ngành khoa học máy tính sẽ tốt hơn một sinh viên hạng A+ ngành tiếng anh bởi ngành học này cho thấy sự chặt chẽ trong tư duy và tất nhiên cũng nhiều thử thách hơn.
- Nếu bạn có cả hai tố chất khả năng sáng tạo và tư duy có cấu trúc, bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Nếu bạn có một, điều đó cũng đã là tốt rồi. Nhưng hiếm người có cả tư duy cấu trúc và tính sáng tạo.
- Để viết một CV ấn tượng thì chìa khóa then chốt là lên khung những điểm mạnh của bạn như: "Tôi đã hoàn thành công việc X, liên quan đến Y, bởi đang làm việc Z”. Phần lớn mọi người viết một bản giới thiệu kiểu chung chung.
- Trong một cuộc phỏng vấn,thứ bạn cần làm là nói: “Đây là đặc trưng tôi sẽ chứng minh; đây là câu chuyện thể hiện nó; đây là cách câu chuyện chứng minh đặc trưng đó. Và đây là cách nó tạo ra giá trị”. Phần lớn mọi người trong một cuộc phỏng vấn không làm rõ ràng quá trình suy nghĩ phía sau cách hay tại sao họ làm được thành tích nào đó.
Đây là câu hỏi khá phổ biến đối với nhiều ứng viên ngành công nghệ bởi gã khổng lồ tìm kiếm này vốn nổi tiếng với môi trường làm việc sáng tạo, cạnh tranh và ưu đãi tốt. Tờ New York Times đã có một bài phỏng vấn với Laszlo Bock, người phụ trách tuyển dụng tại Google, người tuyển khoảng 100 nhân viên mới mỗi tuần, để cố gắng tìm hiểu những tố chất mà Google tìm kiếm ở một ứng viên là gì và tại sao hãng ngày càng sẵn sàng tuyển những người không có bằng đại học.
Sau đây là cuộc trò chuyện giữa phóng viên của NYT và chuyên gia Bock về việc tìm kiếm nhân tài của gã khổng lồ Google.
Ông không nói giáo dục đại học là vô giá trị đấy chứ?
“Niềm tin của tôi không phải là ta không nên đến giảng đường đại học”, Bock trả lời. Trong khoảng từ 18-22 tuổi hoặc nhiều người quay trở lại trường học một vài năm sau đó nhưng phần lớn họ không đủ suy nghĩ về lý do tại sao họ đi học và họ muốn nhận được gì khi rời khỏi đó. Dĩ nhiên, chúng ta muốn một cộng đồng trí thức, nơi mà mọi người có nền tảng hiểu biết từ đó xây dựng các kỹ năng cần thiết. Đó là một xã hội tốt. Nhưng Bock nhấn mạnh thêm, đừng chỉ đi học đại học bởi vì bạn nghĩ rằng đó là điều phải làm và bất kỳ một tấm bằng đại học sẽ là đủ.
“Điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải hiểu rõ ràng và có mục đích trong quyết định về những gì bạn muốn nhận được từ khoản đầu tư giáo dục của mình”. Đó là một vụ đầu tư lớn về thời gian, nỗ lực, tiền bạc và mọi người nên nghĩ rằng “vô cùng khó khăn về những thứ họ đang được nhận lại”.
Bock cho biết, hãy đảm bảo rằng bạn đang nhận ra nó không chỉ là việc mở rộng kiến thức của bạn mà còn là những kỹ năng sẽ được đánh giá tại môi trường làm việc sau này. Bằng đại học của bạn không phải là tấm giấy thông hành thay thế tất cả gồm việc cần có những kỹ năng, tố chất để làm bất kỳ công việc nào.
Những tố chất đó là gì?
Tính can đảm là thứ hàng đầu, Bock nhấn mạnh. Qua việc nhìn vào bản ứng tuyển của một vài người trong số 100 nhân viên được tuyển tại Google gần đây, Bock giải thích: “Tôi từng đứng trong khuôn viên trường để nói chuyện với một sinh viên ngành khoa học máy tính và toán học, người đã từng nghĩ tới việc chuyển sang ngành học kinh tế bởi theo đuổi khoa học máy tính quá khó khăn.
Tôi đã nói với cậu ta thà rằng một sinh viên hạng B ngành khoa học máy tính sẽ tốt hơn một sinh viên hạng A+ ngành tiếng anh bởi ngành học này cho thấy sự chặt chẽ trong tư duy và tất nhiên cũng nhiều thử thách hơn. Cậu sinh viên trên sẽ trở thành một trong những thực tập viên của chúng tôi trong mùa hè này”.
Bock bổ sung thêm, bằng việc dẫn chứng lại bài viết trên tờ Wall Street Journal năm 2011 có tựa đề : “Students Pick Easier Majors Despite Less Pay.” Bài viết kể về một sinh viên người đã từ bỏ ngành kỹ sư điện và máy tính để chuyển sang ngành tâm lý học. Cô cho biết mình chỉ thấy ngành học cũ quá khó và sẽ tập trung vào nghề nghiệp trong lĩnh vực quan hệ công chúng và nguồn nhân lực. “Tôi nghĩ sinh viên này đã phạm sai lầm”, Bock cho biết, ngay cả khi nó bị đánh giá thấp hơn. “Cô ấy đi ra khỏi một ngành mà cô sẽ có thể tạo ra nhiều khác biệt trong lực lượng lao động”.
Chìa khóa tiếp theo mà Bock tiết lộ cũng là điều đầu tiên Google tìm kiếm: Khả năng nhận thức chung- khả năng học hỏi mọi thứ và giải quyết vấn đề. Trên hết, một hệ thống kiến thức được cho là vô giá chính là khả năng hiểu và ứng dụng thông tin, đây là những kỹ năng cơ bản của khoa học máy tính.
Bock trả lời: “Tôi không nói rằng bạn phải là một lập trình viên tuyệt vời, nhưng cần hiểu để làm những công việc trên bạn phải có khả năng suy nghĩ logic và tư duy có hệ thống. Nhưng kiểu suy nghĩ trên không phải đến từ một tấm bằng ngành khoa học máy tính. Tôi đã thực hiện thống kê tại các trường kinh doanh và nó cũng đã biến đổi cách nhìn nhận sự nghiệp của tôi của tôi. Việc được đào tạo phân tích đem đến cho bạn một tổ hợp kỹ năng giúp bạn khác biệt với hầu hết mọi người trên thị trường lao động”.
Vậy còn về sự sáng tạo thì sao?
Bock cho biết: “Bản chất con người là sáng tạo, nhưng không phải bằng logic tự nhiên và bản năng tư duy có cấu trúc. Những kỹ năng trên bạn phải học. Một trong những thứ này khiến con người trở nên hiệu quả hơn, thậm chí nếu bạn có cả hai. Nếu bạn có cả hai tố chất trên, bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Nếu bạn có một, điều đó cũng đã là tốt rồi. Nhưng hiếm người có cả tư duy cấu trúc và tính sáng tạo.
Tố chất tự do nghệ thuật vẫn còn quan trọng chứ?
Chúng cực kỳ quan trọng, đặc biệt là khi bạn kết hợp chúng với những ngành nghề khác, Bock chia sẻ. “10 năm trước kinh tế học hành vi hiếm khi được nhắc đến. Nhưng ngày nay bạn ứng dụng khoa học xã hội vào kinh tế là đột nhiên nhận ra đây là một mảnh đất hoàn toàn mới. Tôi nghĩ rất nhiều điều thú vị đang xảy ra tại vùng giao thoa của hai lĩnh vực này. Để theo đuổi điều đó, bạn cần thành thạo cả hai lĩnh vực. Bạn phải hiểu kinh tế và tâm lý học để mang chúng đến với với nhau. Bạn cần một vài người nhà tư tưởng có nền tảng nghệ thuật tự do và một vài chuyên gia ngành am hiểu sâu sắc. Xây dựng sự cân bằng là rất khó, nhưng đó là nơi bạn xây dựng những cộng đồng vĩ đại, những tổ chức vĩ đại.”
Theo ông làm sao để viết được một bản CV “đẹp”?
“Chìa khóa then chốt là lên khung những điểm mạnh của bạn như: Tôi đã hoàn thành công việc X, liên quan đến Y, bởi đang làm việc Z”. Phần lớn mọi người viết một bản giới thiệu kiểu chung chung như: “Tôi từng tham gia viết bài xã luận cho tờ The New York Times”. Thay vào, sẽ tốt hơn nếu viết như sau: “Tôi có 50 bài khảo cứu được xuất bản, cao hơn 6 bài so với mức trung bình của phần lớn người viết, kết quả của việc cung cấp cái nhìn chuyên sâu về lĩnh vực theo dõi trong suốt 3 năm”. Nhiều người không đặt đúng nội dung cần nhấn mạnh trong hồ sơ của mình.
Lời khuyên tốt nhất của ông đối với các cuộc phỏng vấn xin việc?
Thứ bạn cần làm là nói: “Đây là đặc trưng tôi sẽ chứng minh; đây là câu chuyện thể hiện nó; đây là cách câu chuyện chứng minh đặc trưng đó. Và đây là cách nó tạo ra giá trị”. Phần lớn mọi người trong một cuộc phỏng vấn không làm rõ ràng quá trình suy nghĩ phía sau cách hay tại sao họ làm được một vài thứ, thậm chí nếu họ có khả năng kể một câu chuyện hấp dẫn họ vẫn không thể giải thích được quá trình suy nghĩ của mình”.
Kim Thủy