MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Viện sĩ 89 tuổi chia sẻ kinh nghiệm hạ mỡ máu: Đừng hoảng sợ, nhớ 3 điều này sẽ tràn đầy sinh lực, không còn mỡ máu cao

25-11-2021 - 11:30 AM | Sống

Viện sĩ 89 tuổi chia sẻ kinh nghiệm hạ mỡ máu: Đừng hoảng sợ, nhớ 3 điều này sẽ tràn đầy sinh lực, không còn mỡ máu cao

Theo ông, nếu được chẩn đoán mỡ máu cao thì cũng đừng vội hoảng sợ. Hãy ghi nhớ 3 điều sẽ giúp cải thiện tình trạng rất hiệu quả.

Viện sĩ Chen Keshen (Viện sĩ Trần) là người có nhiều năm kinh nghiệm lâm sàng và kiến thức y khoa sâu sắc trong lĩnh vực kiểm soát lipid máu (mỡ máu). Năm nay 89 tuổi, ông vẫn thường xuyên tổ chức các buổi diễn thuyết khoa học hay các buổi giao lưu nhằm giúp đỡ những bệnh nhân mắc bệnh mỡ máu biết cách giữ được mức lipid máu ổn định.

Viện sĩ 89 tuổi chia sẻ kinh nghiệm hạ mỡ máu: Đừng hoảng sợ, nhớ 3 điều này sẽ tràn đầy sinh lực, không còn mỡ máu cao - Ảnh 1.

Viện sĩ Chen Keshen (Viện sĩ Trần) là người có nhiều năm kinh nghiệm lâm sàng và kiến thức y khoa sâu sắc trong lĩnh vực kiểm soát lipid máu (mỡ máu).

Tại sao Viện sĩ Trần lại coi trọng bệnh mỡ máu đến vậy?

Đó là do bản thân Viện sĩ Trần đã bị bệnh mỡ máu một thời gian, nhiều mạch máu trong cơ thể bị tắc nghẽn. Nhưng thật may mắn, nhờ điều hòa tương đối kịp thời nên ông đã thoát khỏi nguy hiểm. Tuy nhiên, sau trải nghiệm đó của bản thân mà Viện sĩ Trần càng hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của bệnh mỡ máu, nhờ đó ông có thể đồng cảm khi giao tiếp với bệnh nhân.

Người bị bệnh mỡ máu lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển bình thường của lipid trong cơ thể, dễ gây ra một số tình trạng bất lợi như huyết khối, ứ trệ gây chóng mặt không rõ nguyên nhân, hồi hộp, co quắp chân, mất ngủ, hay quên. Trong trường hợp nặng sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy trong tế bào cơ tim gây ra nhồi máu cơ tim hoặc bệnh mạch vành.

Viện sĩ 89 tuổi chia sẻ kinh nghiệm hạ mỡ máu: Đừng hoảng sợ, nhớ 3 điều này sẽ tràn đầy sinh lực, không còn mỡ máu cao - Ảnh 2.

Lời khuyên giúp kiểm soát mỡ máu của vị Viện sĩ 89 tuổi

Viện sĩ Trần đã nhiều lần chia sẻ kinh nghiệm giảm mỡ máu của mình trước công chúng. Theo ông, nếu được chẩn đoán mỡ máu cao thì cũng đừng vội hoảng sợ. Hãy ghi nhớ 3 điều sẽ giúp cải thiện tình trạng rất hiệu quả.

1. Phát hiện sớm, ngăn chặn sớm

Chúng ta thường không có các triệu chứng rõ ràng khi có các cụ huyết khối, chỉ sau khi mạch máu bị tắc thì cơ thể mới phát ra một số triệu chứng cụ thể, nhưng khi phát hiện ra thì huyết khối đã hình thành rồi. Ban đêm là khoảng thời gian có tỷ lệ mắc các bệnh về mạch máu cao, vì vào ban đêm, quá trình lưu thông máu của chúng ta sẽ trở nên rất chậm và ở trạng thái "đông máu", lúc này dễ gây ra tắc nghẽn mạch máu .

Do đó, nếu bạn đang ngủ mà thường xuất hiện những biểu hiện bất thường dưới đây, phần lớn là do lipid máu trong cơ thể tăng cao.

- Đánh trống ngực

Khi ngủ, nếu bạn thường cảm thấy hồi hộp hoặc tức ngực thì đây thường là do lipid máu cao ảnh hưởng đến chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng của máu đến tim, bạn nên chú ý điều này.

- Mất ngủ

Bị ảnh hưởng bởi tình trạng tăng mỡ máu, các mô não và tế bào thần kinh cũng sẽ thiếu hụt nguồn dinh dưỡng đầy đủ gây cản trở đến giấc ngủ hàng ngày.

- Tê

Trong trường hợp bệnh mỡ máu nặng, nhiều người sẽ cảm thấy rối loạn chức năng ở bên trái hoặc bên phải. Nhiều bệnh nhân tăng mỡ máu có khả năng để lại di chứng liệt nửa người sau đợt cấp, điều này cũng do sự tắc nghẽn lâu ngày của mạch máu.

Viện sĩ 89 tuổi chia sẻ kinh nghiệm hạ mỡ máu: Đừng hoảng sợ, nhớ 3 điều này sẽ tràn đầy sinh lực, không còn mỡ máu cao - Ảnh 3.

2. Thuốc điều trị lipid máu không điều trị tận gốc nguyên nhân gốc rễ, cần cải thiện từ chế độ ăn uống

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu cơ thể con người thiếu dinh dưỡng thì khả năng chuyển hóa lipid máu sẽ giảm, dễ dẫn đến tăng mỡ máu và đẩy nhanh quá trình lão hóa mạch máu. Vì vậy, việc điều hòa mỡ máu và bổ sung dưỡng chất hợp lý là rất quan trọng và được các bác sĩ tim mạch công nhận.

Một chế độ ăn hạn chế đường, ít carbohydrate, giàu chất xơ, tránh chất béo bão hòa (chất béo trans)... được đánh giá cao trong việc giảm và kiểm soát mỡ máu.

Đường bổ sung là thành phần dễ dàng bắt gặp trong các sản phẩm đồ ngọt, đồ uống và các loại nước ép trái cây đóng hộp. Khi thu nhận quá nhiều vào cơ thể, lượng đường dư thừa sẽ được chuyển hóa thành các triglyceride, làm tăng nồng độ mỡ máu cũng như kéo theo việc tăng các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch. Cũng như đường bổ sung, lượng carbohydrate dư thừa cũng được chuyển hóa thành các triglyceride và dự trữ trong các tế bào mỡ. Chất béo dạng trans, đặc biệt là các chất béo dạng trans sản xuất công nghiệp, gây nhiều tác hại cho sức khỏe con người, bao gồm cả việc làm tăng mỡ máu. Do đó thực hiện chế độ ăn ít đường, carbohydrate, chất béo trans có thể làm giảm mỡ máu là điều không có gì đáng ngạc nhiên.

Viện sĩ 89 tuổi chia sẻ kinh nghiệm hạ mỡ máu: Đừng hoảng sợ, nhớ 3 điều này sẽ tràn đầy sinh lực, không còn mỡ máu cao - Ảnh 4.

Trong khi đó, chế độ ăn giàu chất xơ giúp giảm hấp thụ chất béo và đường ở tiểu tràng, qua đó giúp làm giảm nồng độ mỡ máu ở những người có mỡ máu cao. Chất xơ có nhiều trong rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, cũng như trong nhiều nguồn khác (bao gồm các loại hạt, ngũ cốc và các loại đậu).

3. Bổ sung nước và tăng cường vận động

Chỉ khi cơ thể con người được cung cấp đủ nước thì tuần hoàn máu mới hoạt động ổn định, duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hàng ngày có tác dụng thúc đẩy hơn nữa quá trình tiêu hao mỡ trong cơ thể và giúp giảm lượng lipid trong máu một cách ổn định.

Để giảm mỡ máu ở những người có mỡ máu cao, bên cạnh chế độ ăn còn cần chú ý tới việc giảm cân nếu đang thừa cân hoặc béo phì, duy trì cân nặng hợp lý và thực hiện tập luyện ở mức độ thích hợp. Kết quả tốt nhất chỉ đạt được nếu phối hợp các yếu tố nói trên.

(Theo Sohu, 163, zhtoutiao)

Viện sĩ 89 tuổi chia sẻ kinh nghiệm hạ mỡ máu: Đừng hoảng sợ, nhớ 3 điều này sẽ tràn đầy sinh lực, không còn mỡ máu cao - Ảnh 5.

Theo TL

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên