Việt Nam cách thị trường chứng khoán đắt đỏ nhất thế giới chỉ 6 giờ bay
Nhà đầu tư nước ngoài đã có thể dễ dàng hơn trong việc thâm nhập vào thị trường chứng khoán Thâm Quyến, nhưng mấy ai có đủ khả năng.
- 19-08-2016Alibaba không còn là công ty công nghệ giá trị nhất Trung Quốc
- 19-08-2016Bị quật ngã bởi Trung Quốc, công ty sữa chật vật lấy lại ngôi vương
- 18-08-2016Vì sao chính người Trung Quốc cũng "tẩy chay" thực phẩm Trung Quốc?
Vừa qua, Trung Quốc đã thông qua việc kết nối hai sàn chứng khoán Hong Kong và Thâm Quyến vốn được mong đợi từ rất lâu. Đề án Kết nối Thâm Quyến này được cho là đã được tiến hành từ một năm trước nhưng bị hoãn lại do biến động của thị trường.
Động thái này được đưa ra với kỳ vọng mở rộng cửa thị trường chứng khoán trị giá 6.500 tỷ USD cho nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng liệu các công ty có đủ khả năng để mua vé vào cánh cửa này?
Đáng tiếc cho những ai đang ở ngoài, nhưng cũng thật may mắn với những người đã ở trong. Sau khi được liên kết, Thâm Quyến trở thành thị trường đắt đỏ nhất thế giới – một trong hai thị trường duy nhất được Viện nghiên cứu Absolute Strategy Research theo dõi với P/E tương lai ở mức 20 lần.
Thị trường Thâm Quyến vốn ưa chuộng những mã cổ phiếu tiêu dùng của các công ty tư nhân, ngành y tế chăm sóc sức khỏe và ngành công nghệ. Điều này cũng tương tự các ngân hàng nhà nước và công ty sản xuất niêm yết cổ phiếu trên sàn Thượng Hải. Thượng Hải cũng trở nên đắt hơn kể từ khi được liên kết với sàn Hong Kong năm 2014. Nhưng giống như các thị trường mới nổi khác, mức P/E 13 lần vẫn thấp hơn khá nhiều so với các thị trường phát triển.
Nhiều nhà đầu tư đang phải đứng trước một tình thế tiến thoái lưỡng nan. So với Thâm Quyến, thị trường Thượng Hải rẻ hơn nhưng đó cũng là điều hợp lý bởi đây là cổ phiếu của những ngân hàng có tiếng là che giấu nợ xấu, các nhà khai mỏ vô dụng và ngành công nghiệp thuộc kiểm soát của nhà nước. Thị trường Thâm Quyến thì đem lại tăng trưởng nhưng đắt đỏ với tỷ lệ P/E ước tính cho năm tới là 25,7 lần.
Tỷ lệ P/E tương lai của 2 sàn chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến
Bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ 21, Trung Quốc đối mặt với những khó khăn về mô hình tăng trưởng cũ chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên, công nhân rẻ và đầu tư cơ sở hạ tầng, thúc đẩy sản xuất xuất khẩu. Đó chính là hình ảnh của một Trung Quốc cũ. Kể từ sau Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc, nước này chuyển đổi sang phương thức phát triển kinh tế dựa vào tiêu dùng và dịch vụ mà Trung Quốc gọi đó là "trạng thái bình thường mới" hay một "Trung Quốc mới".
Trừ yếu tố về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao hơn dự kiến, thị trường Thâm Quyến đại diện cho Trung Quốc mới và thị trường Thượng Hải – đại diện cho Trung Quốc cũ khá tương đương nhau về mặt giá trị. Với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 25%/năm, không có gì là quá đắt đỏ. Giám đốc chiến lược chứng khoán Trung Quốc tại Goldman Sachs cho biết. “Kỳ vọng vào Trung Quốc mới chắc chắn rất cao”.
Một lập luận khác bênh vực cho Trung Quốc mới đó là Trung Quốc cũ rõ ràng quá mang tính chính trị. 10 ngân hàng lớn nhất tại Thượng Hải đã chiếm hơn 1/5 giá trị vốn hóa của sàn này, ngân hàng nhỏ nhất trong số đó cũng phải to bằng một công ty lớn nhất niêm yết trên sàn Thâm Quyến. Nếu chính phủ Trung Quốc yêu cầu cổ đông các ngân hàng chia sẻ gánh nặng cứu trợ tài chính để đối phó với nợ xấu, thị trường Thượng Hải sẽ phải chịu một vố đau.
Tuy nhiên, Thâm Quyến cũng chưa hẳn đã dứt được "mối nợ" với chính trị. Chính phủ đã có tiếng nói hơn trong việc tái cân bằng nền kinh tế đi từ từ cơ sở hạ tầng, xây dựng, sản xuất đến tiêu dùng và thường xuyên làm chậm tiến trình dịch chuyển bằng cách tăng cường cho vay đến Trung Quốc cũ. Chính phủ trung ương và địa phương trực tiếp quyết định thời gian đóng cửa những nhà máy cũ không còn lợi ích và những chương trình đầu tư mới.
Có lẽ biểu hiện đơn giản nhất cho thấy sự khác biệt giữa Trung Quốc cũ và Trung Quốc mới là tỷ giá hối đoái. Nếu đồng nhân dân tệ mạnh lên, tiền được chuyển từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, từ nhà xuất khẩu đến nhà nhập khẩu. Động thái phá giá đồng tệ bất ngờ 1,9% của chính phủ Trung Quốc đã kích hoạt lên một chuỗi giảm giá với tốc độ mạnh nhất kể từ năm 1994.
Như vậy, nhà đầu tư không nên quá ngạc nhiên nếu biết rằng trong năm nay, Thâm Quyến đã không quá vượt trội, phù hợp với khoản lỗ 12% của Thượng Hải.
Tuy nhiên để giải thích lý do sức nóng của Thâm Quyến, nhà đầu tư cần biết rằng đất nước này không chỉ có khả năng dịch chuyển sang một nền kinh tế tiêu dùng mà còn với tốc độ nhanh hơn là khi nó đã được tính vào giá. Với những khó khăn về tài chính và chính trị trong trong việc quản lý những doanh nghiệp quốc doanh nợ nần và cũ kỹ, quá trình dịch chuyển này sẽ đem lại rất nhiều đau thương.