MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam có 1 loại cây phơi khô là "dược liệu vàng" dưỡng thận, kiểm soát đường huyết, bổ gan nhưng chưa nhiều người biết

24-06-2024 - 22:01 PM | Sống

Việt Nam có 1 loại cây phơi khô là "dược liệu vàng" dưỡng thận, kiểm soát đường huyết, bổ gan nhưng chưa nhiều người biết

Loại cây này còn được dùng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền tại một số quốc gia trên thế giới bởi nhiều lợi ích sức khỏe.

Bồ công anh, trong Đông y còn được gọi là Hoàng hoa địa đinh, cây mũi mác có thể sử dụng cả hoa, thân, lá, rễ làm thuốc trị bệnh. Bồ công anh thuộc loại cây họ cúc, để làm thuốc thường dùng phần lá hoặc thân, rễ cắt nhỏ, phơi khô dùng dần. Lá bồ công anh dạng tươi cũng có thể sử dụng như một loại rau xào, nấu hoặc làm salad.

Theo Đông y, bồ công anh là dược liệu có vị đắng ngọt, tính lạnh, lợi về kinh gan và dạ dày, tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát huyết, tiêu các khối u, thông sữa, thanh gan, sáng mắt. Loại cây này được dùng trong các bài thuốc chữa đau mắt đỏ, mụn nhọt, viêm đường hô hấp, viêm dạ dày, tiêu hóa kém…

Việt Nam có 1 loại cây phơi khô là

Loại cây này cũng được dùng trong y học cổ truyền tại một số quốc gia trên thế giới để điều trị các vấn đề về đường tiết niệu và bệnh gan, hỗ trợ tiêu hóa, chữa bệnh hô hấp…

Một trong những cách dùng bồ công anh phổ biến nhất là pha trà từ lá hoặc rễ cây, thêm mật ong, bột quế để tăng hương vị. Loại nước này chứa nhiều vitamin và khoáng chất như Vitamin A, C, K, folate, canxi, kali… Dưới đây là những lợi ích sức khỏe cụ thể của bồ công anh:

Lợi tiểu, ngăn ngừa sỏi thận

Bồ công anh có tính lợi tiểu tự nhiên, giúp loại bỏ chất độc hại khỏi hệ thống tiết niệu, bao gồm cả axit uric. Kali trong bồ công anh giúp thận lọc độc tố hiệu quả hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Loại cây này cũng có tính kháng khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Kiểm soát đường huyết

Chicoric và axit chlorogenic là hai hợp chất có hoạt tính sinh học trong bồ công anh có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Bồ công anh còn có thể kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, điều hòa đường huyết và sự hấp thụ glucose.

Các nghiên cứu từ Bệnh viện Đại học Aarhus, Đan Mạch đã chỉ ra rằng trà bồ công anh có thể giúp điều hòa chuyển hóa lipid và lượng đường trong máu, giữ các chỉ số ở mức ổn định. Điều này có thể rất hữu ích cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

photo-1719237934294

Hỗ trợ sức khỏe đường ruột

Rễ bồ công anh chứa inulin, một loại chất xơ hòa tan thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh vật có lợi cho tiêu hóa.

Hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh có liên quan đến việc tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm viêm cho cơ thể và cải thiện sức khỏe tinh thần. Axit chlorogenic trong bồ công anh có thể tăng cường quá trình trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân.

Bổ gan

Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy hợp chất polysaccharides trong bồ công anh thực sự có thể có lợi cho chức năng gan, bảo vệ gan khỏi nguy cơ mắc bệnh. Chất chống oxy hóa trong bồ công anh giúp bảo vệ gan khỏi lão hóa.

Ngoài ra nhiều nghiên cứu cho thấy bồ công anh có khả năng tăng lưu lượng mật, giúp giải độc gan và giảm các triệu chứng của bệnh gan. Rễ bồ công anh từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc bổ gan, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố khỏi gan.

Hạ mỡ máu

Bồ công anh chứa các hoạt tính sinh hoạt có thể làm giảm mức chất béo trung tính, từ đó ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch do tăng cholesterol máu và giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. Kali trong loại cây này cũng có thể làm giảm căng thẳng thành mạch máu, từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể cho tim mạch.

photo-1719237978883

Bên cạnh những công dụng kể trên, bồ công anh còn chứa nhiều chất viêm tổn thương tế bào, ngừa ung thư, tốt cho xương, ổn định huyết áp…

Lưu ý khi sử dụng bồ công anh

Bồ công anh là dược liệu lành tính nhưng không nên sử dụng quá 15g lá, rễ khô mỗi ngày, tương đương 2-3 tách trà. Trẻ em, phụ nữ có thai, đang cho con bú, người bị dị ứng hóa, mắc hội chứng ruột kích thích là những đối tượng không nên sử dụng bồ công anh. Để tăng hiệu quả điều trị bệnh, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bồ công anh, nhất là trong trường hợp đang sử dụng loại thuốc khác.

Kim Linh

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên