MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam có 4 loại hoa phơi khô, đem pha nước thành "thuốc hạ đường huyết tự nhiên", bổ gan thận, thanh lọc cơ thể

27-06-2024 - 21:52 PM | Sống

Những loại hoa này rất phổ biến, dễ tìm mua, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khi sử dụng đúng cách theo chỉ dẫn của các chuyên gia.

Hoa atiso

Theo Đông Y, atiso có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng bổ gan thận, mát gan, lợi mật, lọc máu, lợi tiểu, có thể chữa vàng da, sỏi mật, thấp khớp, tiểu đường,... Vậy nên loại hoa này được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị bệnh, chế biến món ăn, nấu cao hoặc pha trà.

Một đánh giá dựa trên 9 nghiên cứu được đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ đã kết luận rằng atiso và các sản phẩm làm từ atiso có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu lúc đói. Trong khi đó các nghiên cứu từ Ý và Nhật Bản chứng minh rằng một số hợp chất chống oxy hóa có trong atiso có thể kiểm soát và làm giảm lượng đường trong máu đáng kể.

photo-1719499403125

Theo các chuyên gia, trà atiso có thể làm tăng tiết mật, giúp loại bỏ độc tố có hại khỏi gan của bạn. Một thử nghiệm khác trên 90 người mắc bệnh gan nhiễm mỡ (không phải do rượu) cho thấy khi họ tiêu thụ 600mg chiết xuất atiso mỗi ngày trong 2 tháng, chức năng gan của họ đã được cải thiện đáng kể.

Trà atiso cũng hỗ trợ ngăn ngừa quá trình lão hoá da, giảm mệt mỏi, thư giãn cơ thể, cải thiện chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tiêu hóa. Với atiso khô thì chỉ nên sử dụng khoảng 5-10g mỗi ngày, không nên sử dụng nhiều cho người tỳ vị hư hàn hoặc đang bị tiêu chảy.

Hoa dâm bụt (hoa hibiscus)

Trà hoa dâm bụt chứa các hợp chất có khả năng làm giảm huyết áp, giảm lượng đường và chất béo trong máu. Loại trà này có vị chua ngọt tự nhiên, có lợi cho người đường huyết và huyết áp cao, giúp kiểm soát các chỉ số này dễ dàng.

photo-1719499475698

 Nghiên cứu nhỏ năm 2014 ở những người thừa cân cho thấy chiết xuất hoa atiso đỏ có lợi cho sức khỏe gan, làm giảm tổn thương gan và cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ. Tác dụng này là nhờ nguồn chất chống oxy hóa dồi dào bảo vệ gan khỏi độc tố và các hợp chất có khả năng chống viêm trong loại trà này, giảm viêm nhiễm cho gan.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu còn phát hiện ra rằng trà hibiscus có thể cải thiện mỡ máu và chất béo trung tính, nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ..

Hoa đu đủ đực

Theo Đông y, hoa đu đủ đực có vị đắng, tính bình, không độc, giúp chống viêm, tiêu sưng, giảm đau, có thể hỗ trợ điều trị ho, sỏi thận, viêm loét dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, hạ đường huyết,…Hoa đu đủ đực đem phơi khô, dùng 10-20g để hãm trà với 0,5l nước có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Trong hoa đu đủ đực có một số hoạt chất lycopene và carotenoid giúp kích thích sản sinh insulin, kiểm soát đường huyết. Chất chống oxy hóa trong loại hoa này như vitamin C, E, flavonoid… cũng giúp giảm viêm trong cơ thể, ngăn ngừa chứng viêm mãn tính có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.

photo-1719499570133

Hoa đu đủ được dùng trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh liên quan đến đường tiết niệu, có khả năng tăng đào thải độc tố thông qua đường bài tiết để tránh hình thành sỏi và hỗ trợ điều trị sỏi thận. 

Lưu ý không sử dụng quá 20g hoa/ngày và phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ dưới 3 tuổi và người có cơ thể hàn dễ cảm lạnh, tiêu chảy, người có tiền sử dị ứng phấn hoa không nên sử dụng loại hoa này.

Hoa cúc

Trà hoa cúc là một loại trà thảo dược phổ biến giàu chất chống viêm, có thể ngăn ngừa tổn thương các tế bào tuyến tụy, nơi sản xuất insulin - loại hormone có tác dụng chuyển hóa chất carb trong cơ thể. Loại nước cũng có liên quan đến việc cải thiện độ nhạy insulin và quản lý glucose, đồng thời có thể giúp giảm căng thẳng oxy hóa trong cơ thể.

Trà hoa cúc được coi là "cứu tinh" của lá gan bởi hoa cúc có tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan. Loại trà này cũng hỗ trợ giấc ngủ ngon, giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.

photo-1719499609591

Một bài đánh giá năm 2022 trên tạp chí Life nêu bật nhiều tác dụng của hoa cúc với hệ tiêu hóa như làm dịu các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, giảm co thắt dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa trơn tru.

Có thể uống từ 8-10g hoa cúc mỗi ngày, uống sau bữa ăn và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút là tốt nhất, không uống khi bụng đói. Nhiệt độ nước thích hợp để pha trà hoa cúc chỉ nên dao động từ 80 đến 85 độ C, không cần nước quá nóng làm mất đi một số dưỡng chất của thảo mộc.

Việt Nam có 4 loại hoa phơi khô, đem pha nước thành

Kim Linh

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên