Việt Nam có loại hạt “quý như vàng” đứng đầu thế giới về sản lượng được Trung Quốc tăng cường thu mua, xuất khẩu trong 4 tháng bằng cả năm 2022 cộng lại
Xét về sản lượng, Việt Nam gấp 5 lần so với thị trường tỷ dân.
- 23-05-2023Loại hạt này của Lào đang ồ ạt tràn vào thị trường Việt, nhập khẩu tăng đến 1.100% dù sản lượng của Việt Nam gấp đến 8,5 lần
- 22-05-2023Tin vui của dầu Nga: Một quốc gia chuẩn bị nhập khẩu 9,2 triệu thùng dầu dự trữ, sẵn sàng chi hàng trăm triệu USD để lấp đầy kho
- 22-05-2023Sản lượng chỉ bằng 1/2 so với Việt Nam, xuất khẩu loại hạt này sang Indonesia tăng đột biến hơn 200% trong tháng 4
Theo báo cáo dữ liệu sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu hạt tiêu các loại của Việt Nam trong tháng 4/2023 đạt 26.438 tấn, giảm 26,04% so với tháng 3/2023 nhưng tăng 7,95% so với cùng kỳ năm trước. Xét về giá trị, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu trong tháng 4/2023 của Việt Nam đạt 83,47 triệu USD, giảm 21,06% so với tháng 3/2023 và giảm 22,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Lũy kế 4 tháng đầu năm, xuất khẩu hạt tiêu đạt 102.539 tấn các loại, tăng 32,12% so với cùng kỳ năm 2022. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 4/2023 đạt 3.157 USD/tấn, tăng 6,01% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 3/2023.
Đáng chú ý trong khi các thị trường ghi nhận sụt giảm nhẹ về sản lượng nhập khẩu thì thị trường Trung Quốc đang ngày càng tăng cường nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Tính đến hết tháng 4, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam với sản lượng đạt 35.914 tấn, tăng mạnh 1.430% so với cùng kỳ năm 2022, trong khi đó trong cả năm 2022, khối lượng hạt tiêu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chỉ đạt 20.498 tấn. Như vậy, Trung Quốc chiếm đến 35% tổng khối lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm.
So sánh về sản lượng, trong giai đoạn 2020-2022, Trung Quốc sản xuất được hơn 33.000 tấn hạt tiêu. Trong khi đó tại Việt Nam, diện tích hồ tiêu giảm đáng kể do giá giảm mạnh, ảnh hưởng của dịch bệnh và biến đổi khí hậu, từ 152.000 ha năm 2017 xuống còn 130.000 ha vào năm 2022. Sản lượng thu hoạch tiêu năm 2022 đạt 175.000 tấn, giảm 10% so với 2021. Như vậy về sản lượng, Việt Nam gấp hơn 5 lần so với thị trường tỷ dân.
Đến nay, Việt Nam vẫn duy trì vị trí số 1 thế giới về sản lượng sản xuất và xuất khẩu trong những năm qua. Theo sau là các quốc gia Indonesia, Ấn Độ, Brazil và Trung Quốc.
Trong hơn 10 năm trở lại đây, Việt Nam đã trở thành trung tâm sản xuất hồ tiêu của thế giới với các nhà máy hiện đại bậc nhất. Bên cạnh sản xuất trong nước, một lượng tiêu từ các nước như một lượng tiêu từ Brazil, Campuchia, Indonesia… được đưa về Việt Nam để chế biến và tái xuất khẩu, phục vụ khách hàng có nhu cầu dùng nguyên liệu từ các nước khác nhưng không có hệ thống chế biến hiện đại như Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam cũng nhập khẩu tiêu để sản xuất các đơn hàng xuất khẩu trong những giai đoạn giáp hạt khi mà nguồn cung trong nước ở mức thấp. Vì vậy, không chỉ được biết đến là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới mà Việt Nam còn là nước nhập khẩu và chế biến hàng đầu.
Dự báo của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế cho biết sản lượng hồ tiêu thế giới năm 2023 có thể sẽ đạt 539.850 tấn, tăng so với 521.000 tấn năm 2022.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư