Việt Nam có loại lá thơm dưỡng gan, ẩm phổi, bảo vệ dạ dày và tim mạch nhưng chỉ vài ngàn cả bó
Không chỉ là rau gia vị quen thuộc với mùi thơm đặc trưng, loại lá này còn là vị thuốc nhiều công dụng trong y học cổ truyền.
- 20-06-2024Việt Nam có loại rau là "giấc mơ của người ăn kiêng" giúp cải thiện huyết áp, ngăn ngừa ung thư
- 20-06-2024Loại cây mọc dại ở Việt Nam nhưng được thế giới gọi là 'cây vạn năng', hóa ra là vị thuốc rất quý
- 18-06-2024Việt Nam sẵn có 1 loại cây phơi khô là dược liệu quý ngừa ung thư, bổ gan, hỗ trợ điều trị tiểu đường
Tên khoa học của tía tô là Perilla frutescens, trong cuộc sống hàng ngày còn được gọi là lá é tía, tử tô, xích tô. Các từ tía, tử, xích được đặt dựa trên màu tím đặc trưng của loại cây này. Phần được dùng phổ biến nhất trong cả ẩm thực lẫn thảo dược là phần lá. Lá tía tô mọc đối xứng, mép có răng cưa đều nhau. Bên trên mặt lá có màu xanh, phía dưới lá có màu tím tía, một số lá tía tô có cả mặt trên và mặt dưới lá đều có màu tím hoặc xanh.
Y học cổ truyền cho rằng lá tía tô mùi thơm, vị cay, tính ôn, quy kinh phế - tỳ. Y học hiện đại chỉ ra lá tía tô chứa nhiều dinh dưỡng và hoạt chất tốt cho sức khỏe như: chất xơ, protein, vitamin C, caroten, kali, photpho, sắt, glycoside, alkaloid, flavonoid, axit béo omega-3…
Những lợi ích nổi bật của lá tía tô
Có rất nhiều cách để tận dụng lá tía tô trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ dùng ăn sống, làm rau gia vị khi nấu nướng, giã nhuyễn để đắp, nấu nước uống, ngâm nước tắm rửa, ép lấy tinh dầu… Lúc này, chúng ta sẽ nhận được nhiều lợi ích bất ngờ trong sức khỏe và làm đẹp sau đây:
Thải độc, dưỡng gan
Trong y học cổ truyền, uống nước lá tía tô giúp thanh lọc cơ thể, giải độc gan thận. Các hợp chất như axit rosmarinic và axit caffeic được tìm thấy trong tía tô đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ gan chống lại tác hại từ các chất độc như rượu và các loại thuốc khác. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra loại lá này hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, cải thiện chức năng gan bằng cách giảm viêm - stress oxy hóa trong gan.
Bổ phổi, chữa bệnh đường hô hấp
Các bệnh về hô hấp như hen suyễn, ho, khó thở… đều gây ra những sự phiền toái cho cơ thể mỗi khi mắc phải. Trong tía tô có chứa các hoạt chất như quercetin, luteolin, axit alpha-linoleic và axit rosmarinic có khả năng giúp thông đường thở của người bệnh, điều trị dị ứng xảy ra khi bị cảm lạnh, tăng dung tích phổi đáng kể. Từ đó giúp người bị hen suyễn và cúm có thể hít thở dễ dàng hơn.
Tốt cho tiêu hóa
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất từ lá tía tô được ghi nhận có các tác dụng cải thiện chứng đầy hơi, khó chịu ở bụng, chống co thắt và chống viêm, nhất là đối với phụ nữ. Đối với nhu động đường tiêu hóa, dầu tía tô có tác dụng nhuận tràng và tăng nhu động dạ dày ở người bị táo bón. Đặc biệt, loại lá thơm này có chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày.
Bảo vệ tim mạch
Lá tía tô chứa nhiều chất chống oxy hóa và các axit béo không bão hòa. Từ đó giúp kiểm soát lượng cholesterol xấu trong máu, bảo vệ hệ tuần hoàn và phòng ngừa các bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch, huyết áp thấp hoặc huyết áp cao.
Phòng và hỗ trợ điều trị tiểu đường
Nhiều nhà khoa học đã chứng minh sử dụng lá tía tô điều độ có thể giảm lượng đường trong máu và stress oxy hóa liên quan đến bệnh tiểu đường. Đặc biệt là với tiểu đường tuýp 2. Đó là nhờ loại lá này giàu chất chống oxy hóa, chứa tinh dầu tía tô có tác dụng hạ đường huyết, kiểm soát rối loạn lipid máu, không dung nạp glucose và insulin.
Tăng cường miễn dịch
Hàm lượng Vitamin C cao trong tía tô cùng với hoạt chất interferon sẽ giúp cải thiện đáng kể hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, vi khuẩn và các bệnh nguy hai khác. Lá tía tô còn chứa các hợp chất như axit rosmarinic và flavonoid cùng tính kháng viêm cao có đặc tính tăng cường miễn dịch
Chống lại một số bệnh ung thư
Lá tía tô có chứa một lượng lớn luteolin. Thành phần này có bản chất tương tự như một chất chống oxy hóa flavonoid. Ngoài ra, các hợp chất triterpene và axit rosmarinic cũng có nhiều trong tía tô giúp chống lại các tế bào ung thư tiềm ẩn trong cơ thể. Tính kháng viêm và tăng cường miễn dịch của tía tô cũng góp phần phòng và giảm tiến triển khối u ác tính. Hiệu quả được chứng minh với ung thư gan, ung thư da, ung thư máu, ung thư phổi và ung thư ruột kết.
Tốt cho não bộ, chống trầm cảm
Tía tô có thể làm giảm các triệu chứng căng thẳng, cải thiện tâm trạng và mang lại lợi ích chống trầm cảm. Điều này là do lá cây chứa axit rosmarinic và luteolin giúp giảm lo lắng bằng cách kiểm soát mức độ dẫn truyền thần kinh trong não. Bên cạnh đó, chất dopamine và serotonin trong lá tía tô có vai trò cải thiện tâm trạng, giúp ngủ ngon. Axit béo Omega-3 và các chất chống oxy hóa, kháng viêm khác trong lá tía tô cũng được cho là bồi bổ não bộ, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Lợi ích làm đẹp của lá tía tô
Bên cạnh lợi ích sức khỏe, lá tía tô cũng có nhiều tác dụng trong làm đẹp. Nổi bật như giàu chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa. Hay dưỡng trắng da, giảm dị ứng, giảm tàn nhang/nám và nếp nhăn trên da. Loại lá thơm này cũng hỗ trợ giảm cân rất tốt nhờ giàu chất xơ cùng hoạt chất Alpha-Linolenic có khả năng loại bỏ các chất béo không bão hòa, cholesterol thừa gây tích tụ mỡ.
Một số lưu ý khi sử dụng lá tía tô
Dù dễ kiếm, giá rẻ và mang tới nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng có thể dùng lá tía tô thường xuyên. Người có phong hàn cảm mạo, khí hư suy nhược, mệt mỏi, sốt ra mồ hôi trộm tốt nhất không nên dùng. Người huyết áp quá thấp, dị ứng, đang viêm da cơ địa, tiêu chảy nặng nên tránh xa. Bà bầu hoặc đang cho con bú nên dùng ít và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Ngay cả với người khỏe mạnh cũng cần lưu ý vài điều khi dùng loại lá này. Đầu tiên là không nên dùng quá nhiều hoặc uống lá tía tô hàng ngày. Có thể gây đầy hơi, trướng bụng, nôn nao, tăng nguy cơ tạo sỏi, mất ngủ. Không dùng nước lá tía tô để qua đêm hoặc uống nó thay cho nước lọc.
Ngoài ra, không nên kết hợp tía tô với cá chép vì kỵ nhau, dễ gây ngộ độc. Thịt gà cũng không nên kết hợp với lá tía tô vì nếu dùng nhiều, nó có thể khiến bạn bị nổi mụn nhọt.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, ETtoday
Phụ nữ mới