Việt Nam dự kiến đạt 104 triệu dân năm 2030
Việt Nam đặt mục tiêu có 104 triệu người vào năm 2030, với tuổi thọ trung bình là 75 tuổi và thời gian khỏe mạnh tối thiểu là 68 năm, theo Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt ngày 22/11.
- 27-11-2019Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: Liệu có phải chúng ta sẽ để lại cho đời sau “rừng trọc, biển cạn”, nguồn nước ô nhiễm hay một bầu trời nhuốm màu xám khói bụi?
- 27-11-2019Luxshare, Goertek và Foxconn: "Sóng ngầm" giữa các nhà cung ứng của Apple vào Việt Nam
- 27-11-2019Bloomberg: Lo ngại mâm cỗ Tết bị "đe dọa", Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu thịt lợn
Cụ thể, tổng tỷ suất sinh sẽ được duy trì ở mức 2,1 trẻ em sinh ra trên mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, trong khi khoảng cách sinh giữa các vùng được thu hẹp vào năm 2030, theo Chiến lược dân số quốc gia của Việt Nam cho đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt.
Việt Nam cũng đặt mục tiêu duy trì cơ cấu tuổi dân số ở mức phù hợp, với 22% trẻ em dưới 15 tuổi và 11% dân số trên 65 tuổi. Tỷ lệ phụ thuộc chung ở mức 49% tổng dân số Việt Nam.
Việt Nam đặt mục tiêu có 104 triệu người vào năm 2030, với tuổi thọ trung bình là 75 tuổi và thời gian khỏe mạnh tối thiểu là 68 năm. Chiều cao trung bình dự kiến là 168,5 cm đối với nam và 157,5 cm đối với nữ.
Dân số Việt Nam đạt 96,2 triệu người tính đến tháng 4 năm nay, đứng thứ 15 trên thế giới và thứ 3 ở Đông Nam Á, theo điều tra dân số và nhà ở quốc gia năm 2019 được công bố vào tháng 7.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Năm 2019, mật độ dân số của Việt Nam là 290km2, tăng 31 người/km2. Trong đó, Hà Nội và TP.HCM có mật độ dân số cao nhất cả nước.
8 mục tiêu tổng quát của Chiến lược Dân số Việt Nam là duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững.
Chính phủ sẽ tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, gồm cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; đa dạng hóa các nguồn đầu tư từ cộng đồng, doanh nghiệp, tư nhân cho công tác dân số. Ngân sách nhà nước bảo đảm đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho triển khai toàn diện công tác dân số và thực hiện chính sách đối với các đối tượng được nhà nước chi trả.
Bố trí các chương trình, dự án về dân số vào kế hoạch, chương trình đầu tư công. Thực hiện phân bổ kinh phí công khai, có định mức rõ ràng, tập trung cho cơ sở, phù hợp với các vùng, miền, địa phương. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác dân số.
Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cho công tác dân số. Có chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, phân phối, cung cấp các phương tiện, dịch vụ trong lĩnh vực dân số.
Phát triển thị trường bảo hiểm, bao gồm bảo hiểm nhà nước, bảo hiểm thương mại theo hướng đa dạng hóa các gói bảo hiểm, với nhiều mệnh giá tương ứng các gói dịch vụ khác nhau bảo đảm các nhóm dân số đặc thù được bình đẳng trong việc tham gia và thụ hưởng các dịch vụ phúc lợi, an sinh xã hội. Nghiên cứu, thí điểm tiến tới hình thành quỹ dưỡng lão trên cơ sở đóng góp của người dân, bảo đảm mọi người đều được chăm sóc khi về già.