MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu lao động sang Nhật

Già hóa dân số Nhật Bản đã dẫn đến tình trạng thiếu lao động. Trước tình hình đó, các quy định việc làm đang được điều chình cởi mở hơn cho người nước ngoài

Nhật Bản đang trải qua một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học khi tỷ lệ dân số già và tử vong đang nhiều hơn so với tỷ lệ sinh. Nhưng khi dân số bị thu hẹp, tình trạng thiếu lao động bị đẩy lên nghiêm trọng.

Theo số liệu thống kê hàng năm của Bộ Nội vụ và Truyền thông, hiện tại có 2,667 triệu người nước ngoài sống ở Nhật Bản - tăng khoảng 170 nghìn người so với cùng kỳ.

Sau 5 năm tăng liên tiếp, người nước ngoài này hiện chiếm 2,09% dân sống tại Nhật Bản. Những người nhập cư hầu hết đến từ các khu vực khác của Châu Á. Ba quốc gia đứng đầu là Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam.

"Chúng tôi bắt đầu thấy sự gia tăng công dân nước ngoài sống ở Nhật Bản từ khoảng 30 năm trước, nhưng nó đã tăng lên đột biến trong 10 năm qua", Masataka Nakagawa, nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Dân số Quốc gia và an sinh xã hội Nhật Bản cho biết. 

"Người nước ngoài sống ở Nhật giảm xuống khoảng năm 2010 vì khủng hoảng kinh tế toàn cầu và một lần nữa vào năm 2011 vì trận động đất và sóng thần ở đông bắc Nhật Bản, nhưng con số đã tiếp tục tăng trở lại kể từ đó".

Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu lao động sang Nhật - Ảnh 1.

Sự gia tăng trong nhóm người nước ngoài đến ngay cả khi dân số Nhật Bản trải qua một sự suy giảm ổn định. Vào đầu năm 2019, nó đứng ở mức 124.776.364 - hoặc ít hơn 433.239 người so với năm trước. Đó là lần giảm thứ 10 liên tiếp trong năm và mức giảm mạnh nhất kể từ khi số liệu thống kê được đối chiếu lần đầu tiên vào năm 1968.

Có 921.000 ca sinh trong năm 2018, con số này đã ở dưới ngưỡng 1 triệu trong năm thứ ba liên tiếp. Ngược lại, có tới 1.363,564 người chết, lần tăng thứ sáu liên tiếp.

Một luật mới về lao động đã được chính phủ Nhật ban hành vào tháng 12 năm ngoái cho phép khoảng 345 ngàn công nhân nước ngoài đến Nhật làm việc ở 14 lĩnh vực mà Nhật đang thiếu, đặc biệt là ngành điều dưỡng.

Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu lao động sang Nhật - Ảnh 2.

Các "công nhân tay nghề chất lượng cao" này sẽ có điều kiện ở lại Nhật tới 5 năm nhưng không được mang theo gia đình. Một loại Visa thứ hai hiện chỉ dành cho ngành xây dựng và đóng tàu cho phép công nhân mang theo gia đình và ở lại Nhật lâu hơn. Tuy nhiên, các ngành khác như dệt may không được đưa vào chương trình ưu đãi Visa vì có quá nhiều trường hợp thực tập sinh vi phạm.

Trước đây, Việt - Nhật có ký kết chương trình hợp tác đào tạo đưa tu nghiệp sinh sang Nhật với mục đích hỗ trợ đào tạo nguồn lao động tay nghề cao Việt Nam để sau 3 năm người lao động Việt Nam về xây dựng đất nước. Bởi vậy chương trình này có quy trình tuyển chọn rất khắt khe yêu cầu cao về tiếng Nhật và chịu quy định nghiêm ngặt khi làm việc tại Nhật.

Hiện tại, mức lương cơ bản mà người lao động được ký với xí nghiệp Nhật dao động trong khoảng 120.000 đến 160.000 JPY/tháng ( tương đương 27 - 35 triệu VND). Số tiền này chưa tính đến tiền làm thêm, tăng ca. Mỗi năm, số giờ làm việc của người lao động dao động từ 1.920 – 2.064 tiếng/năm. Tức là trung bình mỗi tháng người lao động phải làm bình quân là 20 đến 21,5 ngày/tháng, 8 tiếng/ngày.

Mức lương của người lao động tại Nhật Bản còn dao động tùy theo từng vùng, nhưng sự chênh lệch mức lương này là không đáng kể.

Giá cả tại Nhật bản khá đắt đỏ nên khi trừ chi phí sinh hoạt, các loại thuế, bảo hiểm thì mức lương thực lĩnh người lao động nhận được chỉ khoảng 18 - 25 triệu VND/tháng chưa tính làm thêm, tăng ca.

Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng lao động nhanh nhất trong cộng đồng lao động nước ngoài tại Nhật Bản, năm 2018 tăng 39,7% so với cùng kỳ.

Thị trường lao động Nhật Bản đa dạng ngành nghề, hơn hẳn so với các thị trường Đài Loan, Hàn Quốc. Từ năm 2019 Nhật Bản chính thức nới rộng từ 66 lên 77 ngành nghề được phép tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài, việc gia tăng ngành nghề mở ra cơ việc làm cho các lao động Việt.

Hoàng An

Tổng hợp

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên