Việt Nam hay Indonesia sẽ có cơ hội thắng trong việc đón nhà máy từ Trung Quốc vào Đông Nam Á?
CNBC từng đánh giá: "Indonesia đang phải đối mặt với một thực tế là không thể cạnh tranh với quốc gia láng giềng, Việt Nam, bị bỏ xa phía sau trong nhiều lĩnh vực, từ đầu tư nước ngoài đến xuất khẩu".
- 22-05-20206 lý do khiến việc Việt Nam vượt qua Ấn Độ để đón vốn từ Trung Quốc không hề dễ dàng
- 22-05-2020[Khảo sát] 74% người tiêu dùng tại Việt Nam kỳ vọng tăng cường thanh toán không tiền mặt trong 12 tháng tới
Nhìn vào các con số, có thể thấy, Việt Nam có lợi thế hơn so với Indonesia về mức độ sẵn sàng tự động hóa, chi phí lao động, thuế thu nhập doanh nghiệp hấp dẫn hơn, năng lực logistics cũng được đánh giá cao hơn và cũng có nhiều hiệp định thương mại tự do hơn, đặc biệt là EVFTA mới đây.
Tuy nhiên cơ sở hạ tầng cảng vẫn còn đi sau so với Indonesia. Ở điểm này, Indonesia có lợi thế hơn Việt Nam với đường biển rộng.
Không chỉ có vậy, Đại sứ Indonesia tại Việt Nam, ông Ibnu Hadi tiết lộ: "Quá trình cấp phép đầu tư cho người nước ngoài tại Việt Nam thực sự rất dễ dàng. Vì vậy, đầu tư có thể được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn. Nếu một nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, chỉ cần 2 giấy phép, phê duyệt đầu tư và đăng ký kinh doanh", ông nói với CNBC Indonesia. "Điều quan trọng đối với chúng tôi là tăng tốc việc hợp tác thương mại, chẳng hạn thông qua Hiệp định thương mại tự do (FTA) và mở rộng thị trường để không bị tụt lại phía sau".
Trong số 56 công ty đã chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 2018 đến tháng 8 năm 2019, 26 công ty chuyển đến Việt Nam, 11 công ty đến Đài Loan và 8 công ty sang Thái Lan và chỉ có 2 công ty đến Indonesia.
Theo CNBC, mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP của Indonesia cũng là tương đối cao so với các nền kinh tế lớn khác trên toàn cầu, nhưng các nhà kinh tế thường đồng ý rằng quốc gia này đang hoạt động dưới mức tiềm năng của mình trong việc thu hút FDI nên được gọi là "gã khổng lồ ngủ yên".