MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam nên chủ động "giảm giá" VND một cách khéo léo

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vẫn giữ nguyên quan điểm nên giảm giá VND trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang. Mức biến động trong khoảng 3%, theo PGS. TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR.

Báo cáo kinh tế vĩ mô của VEPR công bố ngày 10/10 cho thấy lạm phát quý III của Việt Nam dù không tăng cao như quý trước nhưng vẫn ở mức cao. Nguyên nhân chủ yếu từ việc giá thực phẩm tiếp tục phục hồi mạnh và sự điều chỉnh tăng giá xăng dầu liên tục.

Việt Nam nên chủ động giảm giá VND một cách khéo léo - Ảnh 1.

PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR

Trước những diễn biến của tình hình giá năng lượng thế giới như hiện nay, VEPR cho rằng việc nâng kịch trần thuế bảo vệ môi trường lên xăng dầu vào đầu năm sau sẽ tạo ra rủi ro lạm phát. Do vậy, mức mục tiêu 4% như những năm vừa qua là khó có thể đạt được trong bối cảnh bất lợi này.

Bên cạnh đó, đồng USD ngày càng mạnh lên khi Fed liên tục nâng lãi suất, khiến cho tỷ giá VND/USD sẽ tiếp tục có những biến động tương đối mạnh như thời gian qua. Việc tiếp tục sử dụng dự trữ ngoại hối hoặc nâng lãi suất để ổn định giá trị đồng VND trong ngắn hạn đều có thể dẫn tới những rủi ro cho nền kinh tế.

Phía VEPR cho rằng lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam thực tế còn tương đối mỏng tỉnh theo tuần nhập khẩu, nên việc can thiệp có quy mô hạn chế. Tiếp đó, việc tăng lãi suất sẽ dẫn tới những hệ lụy cho doanh nghiệp trong năm 2019 và 2020.

"Vì vậy, việc chủ động giảm giá VND một cách khéo léo giữa mức mất giá của NDT so với USD là cần thiết để Việt Nam thích ứng trong cuộc chiến tranh thương mại", theo VEPR. Đây là quan điểm nhất quán của VEPR kể từ khi cuộc chiến tranh thương mại xuất hiện.

Mặt khác, VEPR cũng khuyến nghị Việt Nam, trong dài hạn, cần nhanh chóng cải cách chuyển đổi thể chế theo hướng tạo lập nền kinh tế thị trường đẩy đủ để tránh những đối xử bất lợi theo cách Mỹ đang muốn tạo ra tiền lệ với Trung Quốc.

Cuộc đụng độ giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay, có thể xem là cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy cải cách để chủ động cải thiện tình trạng của chính mình đối với hai nước.

Về mặt vĩ mô, Việt Nam cần tranh thủ nỗ lực tạo thêm dự địa chính sách để tăng sức chịu đựng trước những rủi ro sắp tới từ môi trường toàn cầu. Đó là việc tiếp tục giảm thâm hụt ngân sách, tăng thặng dư thương mại, cải thiện môi trường kinh doanh và thủ tục hành chính, sắp xếp lại bộ máy nhà nước và chống tham nhũng…


N.Dương

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên