Việt Nam sẽ cần 480 tỷ USD trong 4 năm tới cho đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu
Nếu không thể đáp ứng mức ngân sách này cho đầu tư hạ tầng, Việt Nam có nguy cơ gặp điểm “nghẽn” tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực.
- 29-06-2017Tập trung huy động vốn đầu tư hạ tầng giao thông
- 10-06-2017Cấm xe máy ở Hà Nội khi hạ tầng giao thông còn yếu: Luẩn quẩn bài toán "con gà, quả trứng"
- 24-03-2017Bất động sản hưởng lợi từ hạ tầng giao thông
Theo bài báo của tác giả David Hutt đăng trên Asia Times, Việt Nam cần ít nhất 480 tỷ USD trong 4 năm tới để xây dựng cơ sở hạ tầng và dự án thiết yếu trên toàn quốc. Các dự án này bao gồm dự án sân bay tại TP. Hồ Chí Minh giá trị 16 tỷ USD, dự án Đường cao tốc nối TP. Hồ Chí Minh với Thủ đô Hà Nội ước tính 14 tỷ USD và một loạt đường nối các siêu đô thị lớn tại hai thành phố.
Các chuyên gia cho rằng nếu không đáp ứng đủ ngân sách cho việc đầu tư hạ tầng, Việt Nam có thể sẽ bị gặp điểm nghẽn tăng trưởng trong các lĩnh vực như vận tải, vận chuyển. Điều này có thể hình dung được khi tình trạng giao thông bế tắc thường xuyên xảy ra tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Hiện nay, Việt Nam đang săn tìm các nhà đầu tư (NĐT) tư nhân trong và ngoài nước tham gia. Trong 2 năm trở lại đây, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đang có những bước tăng trưởng. Trong nửa đầu năm 2017, khoảng 7,7 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã chảy vào Việt Nam, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2016, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã đạt mức kỷ lục với 15,8 tỷ USD. Trên thị trường chứng khoán, chỉ số VN-Index đã chạm mức cao nhất trong 9 năm, với sự tham gia tích cực của khối ngoại.
Nguồn ảnh: Reuter
Quay trở lại với việc kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào dự án hạ tầng, vừa qua Tập đoàn Vingroup đã ký một bản ghi nhớ trị giá 5 tỷ USD để đầu tư đường sắt tư nhân đầu tiên tại Hà Nội. Không lâu sau đó, Keximbank - ngân hàng quốc doanh của Hàn Quốc, và Siemens AG của Đức cũng tuyên bố cùng quan tâm đến dự án tàu điện ngầm tại TP. Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, một vấn đề cần lưu ý là theo nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), hiện tại, đầu tư tư nhân đóng góp khoảng 10% cho các dự án cơ sở hạ tầng hiện có ở Việt Nam. Trong khi theo ước tính, với khoản tiền 480 tỷ USD trong 4 năm tới, Chính phủ chỉ có thể đóng góp 1/3 trong số đó và như vậy phần còn lại sẽ cần đến từ khu vực tư nhân. Theo đó, các đơn vị tư nhân sẽ trở thành một phần lớn của phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước, đây là một sự thay đổi về căn bản của quốc gia.
Người đồng hành