Việt Nam sở hữu 'báu vật' nông sản cực hiếm trên thế giới: Xuất khẩu 35% thị phần toàn cầu, thu về trăm triệu USD trong 10 tháng đầu năm
Mỹ và Ấn Độ là thị trường lớn nhất luôn săn lùng mặt hàng này từ Việt Nam.
- 15-11-2023Phân bón từ Lào ồ ạt vào Việt Nam nhờ giá siêu rẻ, cạnh tranh cùng Trung Quốc trở thành cứu tinh cho nông sản Việt
- 02-11-2023Sau gạo, thêm mặt hàng nông sản đang rơi vào khủng hoảng khiến Trung Quốc phải lùng sục khắp thế giới tìm mua
Việt Nam sở hữu nhiều loại nông sản quan trọng và hiện được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới, một trong số đó phải kể đến các loại cây gia vị được mệnh danh "báu vật" nông sản khi chỉ có rất ít quốc gia sở hữu trên thế giới, một trong số đó là cây quế.
Theo số liệu từ Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, tính đến hết tháng 10/2023, Việt Nam đã xuất khẩu 74.744 tấn quế với trị giá hơn 220,3 triệu USD, tăng 19,2% về lượng nhưng giảm 1,3% về giá trị so cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu bình quân trong 10 tháng đầu năm đạt 2.948 USD/tấn, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Quế Việt Nam được ưa chuộng nhất tại Ấn Độ với thị phần gần 44% trong 10 tháng đầu năm, kế tiếp là Mỹ, Bangladesh,...Trong xuất khẩu quế, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu phải kể đến Prosi Thăng Long, Rừng Xanh T&K, Senspice Việt Nam và Gia vị Sơn Hà,...
Giá trị xuất khẩu quế của Việt Nam đã liên tục tăng qua các năm. Riêng trong năm 2022, xuất khẩu quế đã mang về hơn 276 triệu USD với nhiều quốc gia tăng cường nhập khẩu, đáng chú ý xuất khẩu quế từ Việt Nam sang Pakistan tăng hơn 200% so với năm 2021.
Với diện tích khoảng 180.000 ha, chủ yếu ở miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ…Năm 2022, quế Việt Nam chiếm 18,2% về sản lượng nhưng chiếm 34,4% về thị phần xuất khẩu quế toàn cầu.
Việt Nam cũng là nước xuất khẩu quế số 1 trên thế giới với kim ngạch đạt trên 292 triệu USD. Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), tổng sản lượng quế của Việt Nam đạt hơn 41.400 tấn, chiếm 17% sản lượng toàn cầu và là nước xuất khẩu đứng đầu thế giới. Nhu cầu về quế hằng năm trên toàn cầu đang tăng nhanh, khoảng từ 8% đến 12% đã khiến giá quế ngày càng tăng cao, nhất là từ năm 2016 đến nay.
Việt Nam có thế mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp và đặc biệt gia vị của Việt Nam do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đã tạo nên hương và vị trong tiêu, quế, hồi có những sự khác biệt so với các thị trường khác trên thế giới.
Đối với Mỹ - thị trường lớn thứ 2 của quế Việt Nam, trong năm 2022 kim ngạch xuất khẩu quế của Việt Nam sang nước này đạt khoảng 50 triệu USD, chiếm 35% tổng kim ngạch nhập khẩu quế của Mỹ. Thị trường này được đánh giá tiềm năng đối với sản phẩm quế của Việt Nam khi sau đại dịch COVID-19, người tiêu dùng có xu hướng quan tâm đến sản phẩm tăng cường sức đề kháng, dễ chế chế biến tại nhà. Mặt khác, nhu cầu tinh dầu tại quốc gia này ngày càng tăng. Mỹ cũng không có quy định hạn chế nhập khẩu sản phẩm thô, tinh chế đối với cây dược liệu, bao gồm quế.
Quế là loài cây chỉ có rất ít quốc gia sở hữu, chiếm phần lớn tại Việt Nam và Trung Quốc, thường được sử dụng làm gia vị trong các món như phở, cà ri, bún bò, hầm, tiềm giúp tạo vị và dậy mùi cho món ăn.
Theo các chuyên gia, quế không chỉ là gia vị, mà còn được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, được bổ sung vào cà phê, matcha và các đồ uống. Đặc biệt, nhu cầu sử dụng tinh dầu quế trên thế giới luôn ở mức cung không đủ cầu. Thực tế này đã đẩy giá quế ngày càng tăng cao, nhất là từ năm 2016 đến nay.
Các phân tích mới nhất cho thấy, trong vòng 10 năm tới, thị trường gia vị organic thế giới sẽ tăng trưởng ít nhất 4,6% mỗi năm và đạt tổng giá trị 15 tỷ USD. Riêng thị trường quế, từ nay tới 2025, trung bình tăng trưởng mỗi năm sẽ là 14%. Đây rõ ràng là cơ hội rất lớn cho Việt Nam khi quế là loại gia vị rất được yêu thích tại các nước.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư