Việt Nam sở hữu kho báu mới nổi được Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan liên tục săn lùng: Quy mô đứng thứ 9 trên thế giới, bỏ túi hơn 400 triệu USD trong 9 tháng
Đây là một trong những mặt hàng đậm chất Việt được các cường quốc trên thế giới cực kỳ ưa chuộng.
- 02-11-2023Phát hiện nguồn dầu giá rẻ mới, nhà nhập khẩu lớn thứ 3 thế giới lập tức quay xe với dầu Nga, nhập khẩu tăng mạnh trong tháng 10
- 02-11-2023Một loại nguyên liệu vàng từ Trung Quốc đổ bộ giúp Việt Nam hốt bạc từ Tây sang Đông, trị giá nhập khẩu sắp cán mốc 10 tỷ USD
- 30-10-2023Một kho báu mới nổi của Việt Nam trở thành cứu tinh cho Trung Quốc: Sản lượng đứng thứ 8 thế giới, thu về gần 1 tỷ USD trong 9 tháng
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sản phẩm gốm sứ của nước ta trong tháng 9 thu về hơn 50 triệu USD, giảm 3,9% so với tháng 8/2023. Hết 9 tháng đầu năm, mặt hàng này đã thu về hơn 439 triệu USD, giảm 17,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Xét về quy mô, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan (TQ) và Thái Lan là 4 thị trường lớn nhất của nhóm hàng này. Trong 9 tháng đầu năm, Mỹ đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu gốm sứ với trị giá liên tục tăng kể từ đầu năm đến nay – với trị giá hết tháng 9 đạt hơn 111,9 triệu USD, giảm nhẹ 5,52% so với cùng kỳ năm 2022.
Đứng thứ 2 về trị giá là Nhật Bản với hơn 71 triệu USD trong 9 tháng đầu năm, giảm nhẹ 5,5% so với cùng kỳ năm 2022. Đài Loan (TQ) xếp thứ 3 với hơn 48 triệu USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước và Thái Lan đứng thứ 4 với gần 30 triệu USD, tăng mạnh 14% so với cùng kỳ.
Trong năm 2022, mặt hàng gốm sứ đã mang về cho Việt Nam hơn 710 triệu USD, tăng 5,3% so với năm 2022. Mặt hàng này của Việt Nam hiện có quy mô đứng thứ 9 trên thế giới và có nhiều dư địa để phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,2%/năm. Theo cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), Việt Nam hiện đứng thứ 2 trong số các thị trường ngoại khối cung cấp gốm sứ mỹ nghệ cho thị trường châu Âu nửa đầu năm 2023. Việc thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đang mở ra rất nhiều cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm thủ công nói chung và gốm sứ mỹ nghệ nói riêng. Hàng gốm sứ của Việt Nam đã có mặt trên 27 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên bước sang năm 2023, cũng như nhiều mặt hàng xuất khẩu khác, trước ảnh hưởng của tình hình chính trị và kinh tế thế giới, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ hiện đang gặp khó khăn khi đây không phải mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, thậm chí có thể là “xa xỉ phẩm” trong bối cảnh người dân các quốc gia đều thắt chặt chi tiêu do lo ngại lạm phát và suy thoái kinh tế.
Tiềm năng xuất khẩu mặt hàng gốm xây dựng rất lớn, bởi nhu cầu vật liệu mới trong xây dựng đang tăng mạnh. Vật liệu gốm được dùng nhiều trong chi tiết kết cấu của công trình, từ khối xây, lát nền, ốp tường đến cốt liệu rỗng cho loại bê tông nhẹ.
Ngoài ra, các sản phẩm sứ vệ sinh là những vật liệu không thể thiếu trong xây dựng. Các sản phẩm gốm bền axit, bền nhiệt được dùng nhiều trong công nghiệp hóa học, luyện kim và các ngành công nghiệp khác.
Nhịp sống thị trường