Việt Nam sở hữu loại 'trái cây hạnh phúc' khiến người Trung Quốc ráo riết săn lùng: xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn, bầu Đức thu lãi khủng
Việt Nam là nhà cung cấp số 1 loại quả này cho Trung Quốc.
- 15-10-2024Đây là ‘mỏ vàng’ dưới lòng đất đứng thứ 2 trên thế giới của Việt Nam: Thu hơn 800 triệu USD kể từ đầu năm, nước ta có sản lượng hơn 10 triệu tấn/năm
- 14-10-2024Trung Quốc thu mua mạnh cau Việt Nam: Hóa ra loại quả này được chế biến thành nhiều thứ đến vậy
- 14-10-2024Bị Ấn Độ, Nga cấm xuất khẩu, một nguyên liệu quan trọng có nguy cơ thiếu hụt nguồn cung trên toàn cầu - là mặt hàng Việt Nam có sản lượng 11 triệu tấn/năm
9 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đạt 3,79 tỷ USD. Nổi bật trong các mặt hàng rau quả xuất khẩu sang thị trường tỷ dân là quả chuối.
Theo số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 8 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu chuối của Trung Quốc đạt xấp xỉ 1,13 triệu tấn, trị giá 592,1 triệu USD, giảm 7,9% về lượng và giảm 23% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
8 tháng đầu năm 2024, giá bình quân nhập khẩu chuối của Trung Quốc từ thế giới đạt mức 524 USD/tấn, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá bình quân nhập khẩu chuối của Trung Quốc từ hầu hết các nguồn cung giảm.
Có sự chuyển dịch về cơ cấu nguồn cung chuối cho thị trường Trung Quốc, Việt Nam trở thành nguồn cung chuối lớn nhất cho Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2024.
Lượng nhập khẩu đạt 459,94 nghìn tấn, trị giá 189,82 triệu USD, tăng 19,6% về lượng và tăng 0,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Thị phần chuối của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 31,33% trong 8T/2023 lên 40,71% trong 8T/2024.
Ngược lại, Trung Quốc giảm nhập khẩu chuối từ các nguồn cung Philippines, Campuchia.
Như vậy, ngành chuối Việt Nam đã thay thế vị trí nhà cung cấp số 1 của Philippines và đang chiếm lợi thế tại thị trường Trung Quốc. Nguyên nhân được cho là thời tiết tại Philippines không thuận lợi, dẫn đến sản lượng giảm và giá cao hơn.
Mặc dù chuối của Philippines vẫn được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc nhờ hương vị, nhưng tình trạng khan hiếm nguồn cung và chi phí cao hơn đã tạo điều kiện cho chuối Việt Nam mở rộng thị phần. Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị cũng tác động khiến Trung Quốc giảm nhập khẩu chuối từ Philippines.
Việt Nam có vị trí địa lý gần Trung Quốc hơn các nước khác, đây là một yếu tố thuận lợi về logistics do có đường biên giới liền kề, nên có thể xuất khẩu qua đường bộ. Ngoài ra, cơ hội xuất khẩu chuối sang thị trường Trung Quốc rộng mở hơn khi Nghị định thư về xuất khẩu trái chuối tươi chính ngạch của Việt Nam sang Trung Quốc đã được ký kết vào tháng 11/2022.
Trung Quốc hiện đang là một trong những thị trường nhập khẩu chuối lớn nhất thế giới. Theo báo cáo của Phòng Thương mại Xuất nhập khẩu Thực phẩm, Sản phẩm bản địa và Phụ phẩm động vật Trung Quốc, năm 2023, nước này đã nhập khẩu 1,77 triệu tấn chuối, trị giá 1,08 tỷ USD.
Về phía Việt Nam, số liệu từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng cho thấy, 8 tháng đầu năm 2024, chuối nằm trong nhóm 3 mặt hàng trái cây xuất khẩu có giá trị cao nhất (sau sầu riêng, thanh long). Theo dự báo, giá trị xuất khẩu chuối Việt Nam năm nay có thể đạt gần 400 triệu USD, tăng 20% so với năm 2023.
Chuối cũng là mặt hàng đem lại lợi nhuận cao cho nhiều doanh nghiệp trong nước. Quý II/2024, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) báo lãi sau thuế 281 tỷ đồng, tăng gấp 3,4 lần so với cùng kỳ. Giải trình chênh lệch lợi nhuận, công ty cho biết lợi nhuận tăng trưởng trong quý là do hoạt động xuất khẩu chuối tăng.
Bầu Đức cho biết, thị trường xuất khẩu chuối chủ lực của HAGL là Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Trong đó riêng thị trường Trung Quốc mỗi ngày hiện xuất khẩu từ 20 - 25 container chuối (chiếm 60 - 65%).
Về kế hoạch đầu tư, công ty sẽ trồng thêm 2.000 ha chuối để nâng tổng diện tích lên 9.000 ha.
Nhịp sống thị trường