Việt Nam sở hữu một báu vật mà Trung Quốc đang tìm cách hồi sinh: Mỹ, Nhật Bản tích cực săn lùng, xuất khẩu mang về hơn nửa tỷ USD
Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới cùng với Trung Quốc và Philippines.
- 22-11-2023'Cứu tinh' từ Campuchia giúp Việt Nam thống trị toàn cầu ngành hàng này: Xuất khẩu thu gần 4 tỷ USD, người Mỹ ngày càng ưa chuộng
- 21-11-2023Mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất sang Nga: Được hơn 1/3 thế giới ưa chuộng, Việt Nam đứng top 3 toàn cầu
- 21-11-2023Việt Nam sở hữu 'loại quả từ thiên đường' khiến Trung Quốc mê không lối thoát, từ Á đến Âu coi như báu vật, xuất khẩu hàng nghìn tấn mỗi năm
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói và thảm trong tháng 10/2023 thu về hơn 57,3 triệu USD, tăng 8,6% so với tháng 10/2022. Tính chung trong 10 tháng đầu năm, nhóm hàng này đã thu về cho Việt Nam hơn 596 triệu USD, giảm 14.4% so với cùng kỳ năm 2022.
Dù vậy, đây vẫn là mặt hàng chủ lực thuộc nhóm xuất khẩu của nông sản Việt Nam và có tiềm năng rất lớn. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu mây tre đan lớn nhất thế giới cùng với Trung Quốc và Philippines.
Xét về thị trường, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất. Trong tháng 10, xuất khẩu mây, tre, cói và thảm sang Mỹ đã thu về hơn 21,3 triệu USD, tăng 23,8% so với tháng 10/2022. Tính chung 10 tháng, xuất khẩu sang Mỹ đạt 225 triệu USD, giảm 19,4% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm tỷ trọng 37,8%.
Xếp thứ 2 là thị trường Nhật Bản, trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu mây, tre, cói, thảm sang đất nước mặt trời mọc thu về hơn 59,2 triệu USD, giảm 10,9% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm tỷ trọng 9,94%.
Đáng chú ý, Tây Ban Nha đã vượt Vương quốc Anh, vươn lên là thị trường lớn thứ 3 của Việt Nam ở lĩnh vực này khi thu về hơn 31,3 triệu USD trong 10 tháng đầu năm, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm tỷ trọng 5,25%.
Sản phẩm làm từ mây, tre, cói của Việt Nam có khả năng chiếm lĩnh 10%-15% thị phần trên thị trường thế giới. Theo các chuyên gia, quy mô thị trường tre toàn cầu dự kiến sẽ đạt 82,90 tỷ USD vào năm 2028. Dự kiến sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 5,7% từ năm 2021 đến năm 2028 với các xu hướng nổi bật.
Về tiềm năng phát triển nhóm hàng này, tre là loại cây chủ lực mang về kim ngạch lớn nhất. Việt Nam có diện tích tre rất lớn, lên đến 1,5 triệu ha, phân bố ở hầu hết các tỉnh trên cả nước, trong đó có 37/63 tỉnh có diện tích trên 10.000 ha. Tài nguyên tre Việt Nam rất phong phú và đa dạng, với hàng trăm loài, trong đó một số loài kinh tế cao như: luồng, lùng, trúc sào, lồ ô, bương, tầm vông, tre gai…
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hiện đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các thị trường như Ấn Độ, Mexico, Thái Lan…Dự báo, xuất khẩu thủ công mỹ nghệ nói chung và sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam nói riêng trong những tháng tới tiếp tục gặp nhiều khó khăn.
Trong tháng 10, Trung Quốc cũng là một trong những nước tăng nhập khẩu sản phẩm mây tre cói của Việt Nam (hơn 37%). Đáng chú ý, quốc gia này đang đẩy mạnh "hồi sinh" những rừng tre để thay thế cho nhựa.
Hiện diện tích rừng tre của Trung Quốc đạt 7,01 triệu ha, chiếm 51% trong tổng số diện tích rừng tre với 1.642 loài tre của thế giới - hơn nữa nước này cũng có thể mở rộng thêm năng lực sản xuất.
Do sản lượng và lượng xuất khẩu sản phẩm từ tre đang đứng đầu thế giới nên Trung Quốc có lợi thế lớn trong việc lên kế hoạch "thay tre bằng nhựa".
Tre là một trong những loại cây phát triển nhanh nhất trong tự nhiên, có thể phát triển thành rừng sau chỉ 4 đến 6 năm, sau khi trồng có thể sử dụng bền vững.
Việc chế biến sâu ở nông thôn có thể giúp nông dân trồng tre Trung Quốc tăng đáng kể lợi nhuận. Vì vậy, Trung Quốc không che giấu tham vọng muốn dẫn đầu toàn cầu về các sản phẩm mỹ nghệ tre.
Nhịp sống thị trường