Việt Nam tăng 9 bậc trên bảng xếp hạng về môi trường kinh doanh
Việt Nam được xếp thứ 82 trên tổng số 190 quốc gia được Ngân hàng Thế giới khảo sát về mức độ dễ dàng trong kinh doanh.
- 20-10-2016Thủ tướng: Năm 2017, phấn đấu môi trường kinh doanh tối thiểu bằng trung bình của Thái Lan, Singapore, Malaysia và Philippines
- 24-09-2016Các DN không thể bỏ qua: Chính phủ đang làm một cuộc "đại phẫu" về môi trường kinh doanh
- 17-08-2016Doanh nghiệp EU phản hồi tích cực về môi trường kinh doanh Việt Nam
- 18-06-2016Bóng ma xử lý hình sự Nguyễn Hà Đông và lời cảnh báo cho môi trường kinh doanh tại Việt Nam
Đây là thông tin được nêu ra trong Báo cáo thường niên về chỉ số thuận lợi kinh doanh (Doing Business) năm 2017 vừa được World Bank công bố.
Theo đó Việt Nam xếp hạng 82 trên tổng số 190 nền kinh tế được đánh giá, với số điểm 63,83 trên thang 100.
Như vậy, so với 1 năm trước, Việt nam đã thăng hạng tới 9 bậc (năm 2016, Việt Nam chỉ xếp thứ 91 với điểm số 61,11/100).
Trong khảo sát năm nay, WB đánh giá các nền kinh tế dựa trên 10 tiêu chí gồm: Thành lập doanh nghiệp; xin cấp phép xây dựng; tiếp cận điện năng; đăng ký tài sản; vay vốn; bảo vệ nhà đầu tư nhỏ; nộp thuế; giao thương quốc tế; thực thi hợp đồng; xử lý khi mất khả năng thanh toán.
Việt Nam đã cải thiện được một số mặt như: Tiếp cận điện năng (tăng 5 bậc lên thứ 96); Tiêu chí bảo vệ nhà đầu tư nhỏ (tăng từ 31 bậc lên thứ 87); nộp thuế (tăng 11 bậc lên thứ 167);Tiêu chí giao thương quốc tế (tăng tới 15 bậc lên thứ 93).
Dù vậy, vẫn có những tiêu chí quan trọng bị sụt giảm thứ hạng, như tiêu chí thành lập doanh nghiệp giảm tới 10 bậc xuống thứ 121 trên bảng xếp hạng. Tiêu chí xin cấp phép xây dựng và vay vốn đều giảm 3 bậc.
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam nằm ở khoảng giữa. Xếp trên là Singapore (2), Malaysia (23) và Thái Lan (46). Singapore sau 10 năm giữ ngôi đầu bảng thì năm nay đã tụt về vị trí thứ 2, nhường vị trí dẫn đầu cho New Zealand với 87 điểm. Theo sau là Đan Mạch, Hong Kong (Trung Quốc) và Hàn Quốc. Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc hay Ấn Độ đều thăng hạng.
Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hiện đang là một trong những trọng tâm của Chính Phủ. Theo đó, Việt Nam phấn đấu các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh đạt tối thiểu bằng trung bình của nhóm nước ASEAN - 4; đến năm 2017 đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN 4 trên một số chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh thuộc nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả, mục tiêu đến năm 2020, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh đạt mức trung bình của các nước ASEAN 3 trên một số chỉ tiêu thông lệ quốc tế.