Việt Nam trở thành ‘cứu tinh’ của Campuchia ở mặt hàng cực quan trọng này: Thu mua đến 98% sản lượng, nước ta thống trị thị trường toàn cầu
Đây cũng là kho báu mà Việt Nam đang nắm giữ đến 80% sản lượng của thế giới.
- 02-05-2024Xuất khẩu 98% loại 'hạt vàng hạt bạc' này sang Việt Nam, người Campuchia tiếc nuối: 'sản phẩm của chúng ta ngon, chất lượng tốt nhưng thiếu công nghệ chế biến'
- 29-04-2024Brazil, Mỹ là 'ông trùm' nhưng Campuchia mới đang là 'bạn hàng' tiềm năng ở mặt hàng này: Việt Nam tăng nhập gần 3.000%, mua bao nhiêu cũng không đủ
- 12-03-2024Một mặt hàng từ Campuchia vào Việt Nam tăng đột biến 24 lần trong tháng 2, là ‘cứu tinh’ hiếm hoi giúp Việt Nam thống trị toàn cầu ngành hàng này
Việt Nam trở thành "cá mập" gom mua hạt điều từ Campuchia khi chiếm hơn 98% sản lượng. Theo Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Campuchia, quốc gia này có 435.733 ha trồng điều, trong đó 330.861 ha cho thu hoạch với sản lượng đạt 508.283 tấn tính đến năm 2022. Cũng trong năm 2022, Campuchia đã xuất khẩu 471.520 tấn hạt điều thô và 1.557 tấn hạt điều nhân và thu về hơn 1,07 tỷ USD. Trong đó có tới 98,5% sản lượng điều xuất khẩu của Campuchia được bán sang Việt Nam.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu hạt điều trong tháng 4 về Việt Nam đạt 302.146 tấn với trị giá hơn 377 triệu USD, giảm 31,2% về lượng và giảm 31,4% về trị giá so với tháng 3/2024. Lũy kế 4 tháng đầu năm, nước ta nhập khẩu 958.944 tấn hạt điều với trị giá hơn 1,1 tỷ USD, tăng mạnh 19% về lượng và tăng 11% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Trong 4 tháng đầu năm, Campuchia là nhà cung cấp hạt điều lớn nhất của Việt Nam với 704.900 tấn, tương đương trị giá hơn 900 triệu USD, tăng mạnh 44% về lượng và tăng 33% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá nhập khẩu đạt bình quân 1.276 USD/tấn, giảm 8% so với cùng kỳ, chiếm đến 73% trong tổng sản lượng nhập khẩu hạt điều của Việt Nam.
Trong năm 2023, nước ta đã nhập từ láng giềng 644.191 tấn hạt điều với trị giá hơn 836 triệu USD, giảm 9% về lượng và giảm 23% về trị giá so với năm 2022. Như vậy có thể thấy sản lượng và kim ngạch nhập khẩu trong 4 tháng đều đã vượt qua cả năm 2023 cộng lại.
Bên cạnh Campuchia, nước ta còn nhập khẩu từ các thị trường khác như Indonesia và châu Phi. Tanzania là nhà cung cấp lớn thứ 2 của Việt Nam với 67.185 tấn, trị giá hơn 84 triệu USD, giảm 31% về lượng và giảm 35% về trị giá so với cùng kỳ. Giá nhập khẩu giảm 6% so với 4T/2023, đạt 1.261 USD/tấn.
Bờ Biển Ngà đứng ở vị trí thứ 3 với 34.227 tấn trong 4 tháng đầu năm, đạt trị giá hơn 36 triệu USD, giảm 31% về lượng và giảm 36% về trị giá so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu đạt 1.077 USD/tấn, giảm 7%.
Ông Suy Kok Thean, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Campuchia cho biết, thị trường hạt điều chưa chế biến lớn nhất của Campuchia là Việt Nam. Tuy nhiên, không chỉ có các thương lái Việt Nam mà còn rất nhiều thương lái quốc tế khác cũng đã tới tìm hiểu và mua các sản phẩm từ hạt điều của Campuchia. Ông Suy Kok Thean kỳ vọng Campuchia có thể trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hạt điều lớn trên thế giới.
Campuchia có hạt điều ngon, chất lượng tốt nhưng vẫn thiếu công nghệ chế biến hạt điều thành sản phẩm đạt tiêu chuẩn và được thị trường quốc tế chấp nhận.
Đối với Việt Nam, về tình hình xuất khẩu, trong năm 2023 nước ta đã thu về hơn 3,6 tỷ USD từ hạt điều với 644.135 tấn, tăng mạnh 24% về lượng và tăng 18,1% so với năm trước. Việt Nam hiện đang giữ vững vị trí số 1 thế giới 16 năm liền về xuất khẩu điều nhân khi chiếm tới gần 80% tổng sản lượng toàn cầu.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư