Một mặt hàng từ Campuchia vào Việt Nam tăng đột biến 24 lần trong tháng 2, là ‘cứu tinh’ hiếm hoi giúp Việt Nam thống trị toàn cầu ngành hàng này
Lượng nhập khẩu đã tăng đột biến trong tháng 2 với trị giá cán mốc 100 triệu USD.
- 11-03-2024Đối thủ Toyota Camry chốt lịch ra mắt trong tháng 3: Giá khởi điểm hơn 500 triệu đồng, cửa mở như Lamborghini
- 07-03-2024Một mặt hàng của Việt Nam bán 'đắt như tôm tươi' tại Hàn Quốc: Thu về 62 triệu USD chỉ trong 1 tháng, Trung Quốc, Nhật Bản cũng mạnh tay săn lùng
- 06-03-2024Không phải Nga hay Saudi, đây mới là 'ông trùm' cung cấp dầu thô cho Việt Nam trong nhiều năm qua, nhập khẩu hơn 1 triệu tấn chỉ trong 1 tháng
Hạt điều là một sản phẩm chủ lực của Việt Nam và có tiềm năng lớn trên thế giới. Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, vào năm 2018, Việt Nam sản xuất khoảng 2,66 triệu tấn hạt điều, tăng 23% so với năm 2017. Con số này gấp 3,4 lần so với Ấn Độ - nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới với sản lượng 790.000 tấn, giúp Việt Nam trở thành vua hạt điều mới của thế giới.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu hạt điều về Việt Nam trong tháng 2 đạt 133.582 tấn với trị giá đạt hơn 172 triệu USD, tăng mạnh 44,3% về lượng và tăng 64,2% về trị giá so với tháng 1/2023. Lũy kế 2 tháng đầu năm, nước ta nhập khẩu 225.631 tấn hạt điều với trị giá hơn 276 triệu USD, giảm 17,5% về lượng và giảm 23,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Giá nhập khẩu bình quân đạt 1.289 USD/tấn, giảm 13,7% so với tháng trước.
Xét về thị trường, kết thúc 2 tháng đầu năm, Campuchia là nhà cung cấp hạt điều lớn nhất của Việt Nam, đồng thời chứng kiến mức tăng trưởng mạnh trong tháng 2. Với 72.994 tấn hạt điều, tương đương với hơn 99,9 triệu USD, thị trường Campuchia đã có mức tăng trưởng 1.815% về lượng và 1.900% về trị giá so với tháng 1/2023.
Giá nhập khẩu trong tháng 2 đạt 1.369 USD/tấn, tăng 3% so với tháng trước nhưng giảm 8% so với tháng 2/2023.
Lũy kế 2 tháng đầu năm, Campuchia cung cấp 76.631 tấn hạt điều cho Việt Nam với trị giá hơn 104,7 triệu USD, giảm 8% về lượng và giảm 24% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2023, nước ta đã nhập từ láng giềng 644.191 tấn hạt điều với trị giá hơn 836 triệu USD, giảm 9% về lượng và giảm 23% về trị giá so với năm 2022.
Ngoài Campuchia, hạt điều nhập về Việt Nam còn có nguồn gốc lần lượt từ Tanzania, Bờ Biển Ngà, Indonesia, Nigeria và Ghana.
Về ngành điều của quốc gia láng giềng, tính hết năm 2022, theo Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Campuchia, quốc gia Đông Nam Á này có diện tích 435.733 ha trồng điều. Trong đó, có 330.861 ha cho thu hoạch với sản lượng đạt 508.283 tấn. Cũng trong năm 2022, Campuchia đã xuất khẩu 471.520 tấn hạt điều thô và 1.557 tấn hạt điều nhân và thu về hơn 1,07 tỷ USD. Trong đó có tới 98,5% sản lượng điều xuất khẩu của Campuchia được bán sang Việt Nam.
Ông Suy Kok Thean, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Campuchia cho biết, thị trường hạt điều chưa chế biến lớn nhất của Campuchia là Việt Nam. Tuy nhiên, không chỉ có các thương lái Việt Nam mà còn rất nhiều thương lái quốc tế khác cũng đã tới tìm hiểu và mua các sản phẩm từ hạt điều của Campuchia. Ông Suy Kok Thean kỳ vọng Campuchia có thể trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hạt điều lớn trên thế giới. Campuchia có hạt điều ngon, chất lượng tốt nhưng vẫn thiếu công nghệ chế biến hạt điều thành sản phẩm đạt tiêu chuẩn và được thị trường quốc tế chấp nhận.
Còn tại Việt Nam, quy mô ngành hạt điều nước ta có giá trị xuất khẩu khoảng 3,5 - 3,8 tỷ USD/năm, dẫn đầu toàn cầu về sản xuất. Tuy nhiên hiện diện tích trồng điều của Việt Nam chỉ khoảng 300.000 ha, chỉ đủ cung cấp khoảng 30% nguyên liệu cho nhu cầu chế biến của doanh nghiệp trong nước.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thu 1 tỷ USD/tháng, 'kho báu dưới nước' đưa Việt Nam thành 'ông trùm' đứng thứ 3 thế giới: Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc mạnh tay săn lùng
- Bị Trung Quốc hạn chế, Nhật Bản sốt sắng tìm đến một báu vật của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 300%, thu về hàng chục triệu USD
- Lào, Trung Quốc mê mệt loại quả 'nhỏ nhưng có võ' này: Việt Nam sở hữu 2 vựa khổng lồ, sản lượng mỗi năm hàng trăm nghìn tấn
- Loại củ Việt Nam có rất nhiều nhưng lại hiếm có khó tìm trên thế giới: Thu về gần 45 triệu USD trong 9 tháng, Ấn Độ liên tục săn lùng
- Một loại gia vị đắt thứ 3 thế giới nhưng Việt Nam có rất nhiều: Trồng trên 3 năm mới được thu hoạch, Mỹ, Hà Lan đua nhau săn lùng