Viết nhật ký cả đời suốt 60 năm cuộc đời, tôi nghiệm ra rằng: Quan trọng nhất vẫn là kỷ luật và tự giác, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn gấp chục lần
Nếu hôm đó không có gì đáng để viết vào nhật ký, chứng tỏ bản thân mình đã lãng phí 24 tiếng đồng hồ mà chẳng đạt được bất cứ thành tựu nào.
- 08-12-20194 kiểu phụ nữ mà đàn ông muốn làm nghiệp lớn không nên dây dưa, đừng đi tới hôn nhân nếu không muốn hối hận
- 06-12-2019Người 20 tuổi thấy núi là núi, sông là sông; người 35 tuổi nhìn núi lại không phải núi, sông lại không phải sông; chỉ có người 50 tuổi mới đạt tới cảnh giới trí tuệ cuối cùng
- 01-12-201930 tuổi không xu dính túi, tôi nhận ra rằng: Khi không có tiền, lấy gì để duy trì quan hệ? Tình yêu, tình bạn, hay chỉ dùng lời nói liệu có đủ không?
01.
Trong suốt các thời đại, rất nhiều người nổi tiếng, các chuyên gia và các học giả đạt nhiều thành tựu lớn đều có thói quen viết nhật ký cho mình. Điển hình như vị triết gia Alexanderr Lyubishchev quá cố, một nhà côn trùng học và toán học, cũng có đam mê viết nhật ký mỗi ngày. Ông tốt nghiệp đại học từ bang St. Petersburg và suốt cả cuộc đời, vị học giả thành công này đã xuất bản hơn 70 cuốn sách học thuật, là dấu ấn không thể bỏ qua cho những thành tựu nghiên cứu của ông. Các bài tiểu luận và chuyên khảo đa dạng của ông có tới hơn 12.500 bản in khác nhau. Đây là một con số rất lớn đối với chính những nhà văn chuyên nghiệp thời bấy giờ.
Khi nhắc đến thói quen viết nhật ký, vị triết gia Alexanderr Lyubishchev đã bắt đầu xây dựng nó vào năm 1916, khi ông mới là cậu thanh niên trẻ 26 tuổi, và đã duy trì thói quen đó trong suốt gần 60 năm ròng rã mà không bỏ một ngày nào. Trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến trường kỳ nổ ra trên lãnh thổ Liên Xô thời bấy giờ, đến cả những lúc bị thương nhập viện hay khi đang vội vã lên các chuyến tốc hành để di chuyển vị trí, ông vẫn không bao giờ quên cuốn nhật ký trong hành trang bên vai.
Nhật ký của vị triết gia Alexanderr Lyubishev quá cố không giống như những trích đoạn về cuộc đời, mà đơn giản chỉ là tốc ký ông ghi chép mọi tất cả những việc đã làm, đã xảy ra trong ngày hôm đó theo từng giờ, từng phút cụ thể. Và đó cũng là những chi tiết được diễn giải theo tư duy riêng biệt của ông, đôi khi còn kèm theo những con số hay ký hiệu không thể giải thích được. Toàn bộ nội dung không hề mô tả, không kể lể nội dung, cũng không giãi bày suy nghĩ tâm sự gì cả.
Ví dụ như một đoạn như sau: "Ulyanovsk. Ngày 7 tháng 4 năm 1964.
Phân loại côn trùng học (vẽ hai hình ảnh của một con sâu bướm vô danh, đến nay vẫn chưa xác định) - 3 giờ 15 phút. Xác định kén sâu bướm - 20 điểm (1.0).
Công việc bổ sung: viết thư cho Slava - 2 giờ 45 phút (0,5).
Công tác xã hội: Họp nhóm bảo vệ thực vật - 2 giờ 2 phút.
Nghỉ giải lao: viết thư cho Igor - 10 điểm;
“Ulyanovsk Pravda” - 10 điểm; “Câu chuyện Sevastopol” của Lev Tolstoy - 1 giờ 25 phút. Tổng số công việc cơ bản - 6 giờ 20 phút."
- Trích từ Nhật ký của Lyubishev
Có thể thấy rằng, cách thức ghi chép nhật ký cố định của vị triết gia quá cố Alexanderr Lyubishev là: ngày + sự kiện + thời gian tiêu phí, mỗi ngày thường có từ 5 đến 7 sự kiện được ghi lại. Sau đó, vào cuối mỗi tháng, ông sẽ thực hiện một bản tóm tắt và xây dựng một danh sách rõ ràng. Đến cuối năm, ông lại căn cứ vào tổng kết cuối các tháng để tóm tắt lại thành một danh mục tổng thể hơn.
Từ đây, nhiều người cho rằng, lý do để Alexanderr Lyubishev có thể đạt được nhiều thành tựu tốt đến như vậy không phải do ông sở hữu nhiều thiên phú hơn so với người bình thường khác. Bí quyết có thể nằm ở chính phương pháp quản lý thời gian hiệu quả được thể hiện qua từng dòng nhật ký. Thông qua đó, ông ghi chép, phân tích và định lượng hiệu quả của việc sử dụng thời gian cho từng hành động theo các tuần, các tháng và cả năm, rồi không ngừng tóm tắt các phản xạ và liên tục điều chỉnh cho đến khi tìm được trạng thái phù hợp nhất.
Điều này cho phép Alexanderr Lyubishev làm việc hiệu quả hơn mỗi ngày. Nó cũng trở thành một thói quen cố định từ trong tiềm thức, giúp ông xây dựng tính kỷ luật của riêng mình. Vì vậy, ông sẽ không bao giờ lãng phí thời gian mà thay vào đó, lại tận dụng số thời gian quý giá của mình để không ngừng nghiên cứu, tìm tòi và phát triển thêm những thành tựu của mình.
02.
Thông qua nhật ký, chúng ta làm bạn với thời gian để cùng nhau trao đổi, sắp xếp mọi việc sao cho hợp lý, nhờ đó có thể gặt hái một cuộc sống cực kỳ năng suất và phong phú. Có thể thấy, thói quen này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.
Tác giả và dịch giả người Trung Quốc, Chu Quốc Bình từng nói rằng: “Nhật ký chính là két sắt an toàn nhất để lưu trữ thời gian”.
Mỗi một trải nghiệm trong ngày, trong năm, trong từng giai đoạn cuộc đời, mọi nỗi buồn, niềm vui, tâm sự và suy nghĩ của chúng ta đều là những kinh nghiệm quý giá. Nếu chỉ lưu giữ bằng trí nhớ, chắc chắn sẽ có một ngày chúng tan biến theo thời gian. Để gìn giữ cẩn thận, biện pháp tốt nhất chính là xây dựng một thói quen viết nhật ký. So với hình ảnh, dung lượng mà con chữ có thể mô tả sẽ mở rộng hơn nhiều. Và nhật ký sẽ đóng vai trò là chiếc két sắt an toàn, có thể giúp chúng ta lưu giữ ký ức trọn vẹn hơn.
Mỗi thói quen nhật ký của một người sẽ dẫn tới những phương pháp viết khác nhau. Với vị triết gia quá cố Alexanderr Lyubishev, nhật ký được dùng như một công cụ để ghi chép, phân tích và cải thiện cách sử dụng thời gian hợp lý. Với một số người khác, họ cũng có thể viết nhật ký như một thói quen để rèn luyện kỹ năng viết lách của mình. Hoặc là sử dụng như một phương pháp giải phóng tâm trạng, giãi bày những suy tư bí mật không muốn tiết lộ với ai… Thói quen và mục đích của việc viết nhật ký có thể được tùy chỉnh theo nhu cầu của mỗi cá nhân khác nhau.
Giữa “viết” và “không viết” tương tự như “làm” và “không làm”, đó là sự cách biệt từ 0 đến 1. Nếu bạn chỉ đặt vị trí của mình ở 0, bạn sẽ mãi mãi nằm ở điểm khởi đầu mà không có chút tiến bộ nào. Giữa “viết” và “viết tốt” lại là vấn đề từ 1 đến N, là những nấc thang đánh giá thói quen của bạn đã đạt tới mức độ nào. Điều đó cũng đại biểu rằng, cần phải tiến lên một bước đầu tiên, chúng ta mới có thêm những mục tiêu, lý tưởng phía trước để hướng tới. Trước hết, phải bắt đầu làm, rồi mới có thể làm tốt hơn nữa.
Có thể thấy, xây dựng thói quen viết nhật ký sẽ có tác dụng như đặt một tấm gương phản chiếu trước mặt mình. Nếu có một ngày, bạn cảm thấy không có gì đáng để viết ra thì đồng nghĩa với việc cả ngày hôm đó bạn không thu hoạch được bất cứ điều gì. Hãy nhìn thẳng vào vấn đề đặt ra ở trước mắt, chúng ta mới có đủ động lực để tập trung thay đổi.