Vietnam Airlines thanh lý 5 máy bay A321; khả năng hoạt động liên tục phụ thuộc vào hỗ trợ của Chính phủ và gia hạn các khoản vay
Tại ngày 31/12/2019, tổng nợ phải trả trên báo cáo hợp nhất của Vietnam Airlines là gần 58.000 tỷ đồng. Trong đó nợ ngắn hạn hơn 31.400 tỷ đồng, bao gồm gần 16.000 tỷ đồng phải trả người bán và hơn 6.500 tỷ đồng vay nợ ngắn hạn.
Vietnam Airlines vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất 2019 đã được kiểm toán. Các số liệu tài chính không có nhiều thay đổi so với báo cáo tự lập.
Tuy nhiên hãng hàng không này đã nhấn mạnh tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động kinh doanh. Ban giám đốc Vietnam Airlines đánh giá ảnh hưởng tiềm tàng của Covid-19 đối với tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh, kèm theo các kế hoạch thích hợp trong ngắn hạn và dài hạn để kiểm soát sự không chắc chắn. Theo đó, khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ và gia hạn các khoản vay, các khoản phải trả từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp.
Công ty đã gửi công văn kêu gọi Chính phủ đưa ra những hỗ trợ cần thiết gồm:
+ Cung cấp các khoản vay trong gói hỗ trợ tín dụng của Chính phủ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19
+ Giảm thuế và các khoản phải nộp ngân sách
+ Hỗ trợ trong vấn đề thương thảo với các bên cho vay/chủ nợ và tổ chức khác nhằm gia hạn các khoản vay, giãn nghĩa vụ thanh toán.
Khoản hỗ trợ tài chính đang trong quá trình xem xét và phụ thuộc vào quyết định phê duyệt của Chính phủ. Bên cạnh đó, Ban giám đốc Vietnam Airlines đang chủ động xem xét lại chiến lược kinh doanh, làm việc với các đối tác, các ngân hàng và tổ chức tín dụng nhằm ứng phó với tình hình hiện tại.
Vietnam Airlines cũng cho biết trong năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã chấp nhận phương án tái cơ cấu khoản đầu tư vào hãng hàng không Cambodia Angkor Air và hiện Tổng công ty đang triển khai việc thoái vốn.
Bên cạnh đó, trong năm 2020, Vietnam Airlines đã ký các hợp đồng bán 5 máy bay A321 với tổng giá trị thanh lý khoảng 37 triệu USD. Các máy bay này đang thực hiện bàn giao và dự kiến hoàn thành trước tháng 6/2020.
Tại ngày 31/12/2019, tổng nợ phải trả trên báo cáo hợp nhất của Vietnam Airlines là gần 58.000 tỷ đồng. Trong đó nợ ngắn hạn hơn 31.400 tỷ đồng, bao gồm gần 16.000 tỷ đồng phải trả người bán và hơn 6.500 tỷ đồng vay nợ ngắn hạn.
Báo cáo của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước gửi Chính phủ ngày 1/4 đánh giá Vietnam Airlines là doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19. Trong 3 tháng đầu năm 2020, doanh thu hợp nhất của Vietnam Airlines ước đạt 19.212 tỷ đồng, giảm 6712 tỷ so với cùng kỳ và lỗ 2.383 tỷ đồng.
Dự kiến cả năm 2020 nếu dịch kéo dài và kết thúc trong quý 4, tổng doanh thu của Vietnam Airlines ước đạt 38.140 tỷ đồng, giảm 72.411 tỷ đồng so với kế hoạch 2020 và ước lỗ 19.651 tỷ đồng.
Báo cáo cho biết Vietnam Airlines có lượng tiền dự trữ khoảng 3.500 tỉ đồng nhưng đến nay đã cạn kiệt, doanh nghiệp đang phải gia tăng vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Tuy nhiên, dư nợ vay ngắn hạn của doanh nghiệp này tính đến ngày 20-3 đã lên tới 3.568 tỉ đồng, trong khi nhiều khoản đến hạn thanh toán đang bị tạm dừng. Dòng tiền của Vietnam Airlines dự kiến sẽ thiếu hụt lũy kế xấp xỉ 15.000 tỉ đồng trong năm 2020.
Trước những áp lực về tài chính nêu trên, Vietnam Airlines cho biết nguy cơ các ngân hàng sẽ không tiếp tục cho doanh nghiệp và các công ty con vay, ngoài số vay ngắn hạn đến cuối năm 2020 là 3.517 tỉ đồng.
"Để đảm bảo khả năng thanh toán trong năm 2020, Vietnam Airlines cần Nhà nước hỗ trợ 12.000 tỉ đồng và phải bắt đầu giải ngân từ tháng 4-2020" - báo cáo của Uỷ ban Quản lý vốn nêu kiến nghị.
Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toánCổ phiếu Vietnam Airlines đang hồi phục mạnh từ đáy
Tổ Quốc
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19