MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Viettel Construction (CTR) lãi ròng kỷ lục 274 tỷ đồng, vượt 38% kế hoạch năm 2020

Viettel Construction (CTR) lãi ròng kỷ lục 274 tỷ đồng, vượt 38% kế hoạch năm 2020

Lũy kế năm 2020, Viettel Construction đạt doanh thu 6.360 tỷ đồng, tăng gần 25% và lợi nhuận sau thuế 273,73 tỷ đồng, tăng 45% so với năm trước. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) cuối kỳ đạt 3.813 đồng/cp.

Tổng CTCP Công trình Viettel (Viettel Construction, mã CK: CTR) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2020 với doanh thu thuần 2.124 tỷ đồng, tăng 49% và lợi nhuận sau thuế 105,5 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ năm trước, biên lợi nhuận ròng tương ứng 5% và đây cũng là những con số kỷ lục về hiệu quả kinh doanh từ khi thành lập tới nay.

Viettel Construction (CTR) lãi ròng kỷ lục 274 tỷ đồng, vượt 38% kế hoạch năm 2020 - Ảnh 1.
Viettel Construction (CTR) lãi ròng kỷ lục 274 tỷ đồng, vượt 38% kế hoạch năm 2020 - Ảnh 2.

Lũy kế năm 2020, Viettel Construction đạt doanh thu 6.360 tỷ đồng, tăng gần 25% và lợi nhuận sau thuế 273,73 tỷ đồng, tăng 45% so với năm trước. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) cuối kỳ đạt 3.813 đồng/cp.

Năm 2020, Viettel Construction đặt kế hoạch lãi sau thuế 199 tỷ đồng và với kết quả thực hiện, công ty đã hoàn thành vượt 38% chỉ tiêu ĐHCĐ đã thông qua.

Kết quả tích cực Viettel Construction đạt được trong năm qua có đóng góp không nhỏ từ mảng Giải pháp tích hợp và bán hàng thương mại khi đem về doanh thu 1.309 tỷ đồng, gấp 2,2 lần năm trước. Trong năm qua, việc đẩy mạnh lắp pin mặt trời áp mái, camera xã hội hóa, smart home đã góp công lớn giúp mảng Giải pháp tích hợp, bán hàng thương mại tăng trưởng mạnh.

Mảng Vận hành khai thác nhà trạm đạt doanh thu 3.369 tỷ đồng trong năm 2020, tăng gần 14% so với năm trước và đây vẫn là mảng đóng góp lớn nhất về doanh thu cho Viettel Construction. Năm qua, công ty đã tiến hành vận hành khai thác nhà trạm tại thị trường Myanmar, Campuchia.

Lĩnh vực xây lắp cũng ghi nhận mức tăng trưởng 5,5% trong năm 2020, đạt doanh thu 1.616 tỷ đồng.

Trong khi đó, lĩnh vực kinh doanh BĐS đầu tư (TowerCo) đạt doanh thu 65,26 tỷ đồng, gấp 7,6 lần năm trước và đây cũng là lĩnh vực mang lại tỷ suất lợi nhuận lớn nhất cho Viettel Construction. Biên lãi gộp trong năm 2020 của mảng TowerCo đạt 28,4%.

Viettel Construction (CTR) lãi ròng kỷ lục 274 tỷ đồng, vượt 38% kế hoạch năm 2020 - Ảnh 3.

Tại thời điểm cuối năm 2020, tổng tài sản Viettel Construction đạt 3.881 tỷ đồng, trong đó số dư tiền và tương đương còn 505 tỷ đồng, giảm khoảng 300 tỷ so với đầu năm. Công ty cũng bắt đầu vay nợ với nợ vay dài hạn cuối năm 2020 là 47,3 tỷ đồng. Điều này có thể đến từ việc đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực kinh doanh mới như TowerCo, giải pháp tích hợp…

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình cuối năm 2020 của Viettel Construction tăng 160 tỷ so với đầu năm lên 523 tỷ đồng. Trong khi đó, nguyên giá BĐS đầu tư (phục vụ TowerCo) cũng tăng 9,3 lần so với đầu năm lên 253,4 tỷ đồng.

Viettel Construction (CTR) lãi ròng kỷ lục 274 tỷ đồng, vượt 38% kế hoạch năm 2020 - Ảnh 4.

Biến động cổ phiếu CTR từ khi lên sàn chứng khoán tới nay

Theo lãnh đạo Viettel Construction, mục tiêu đến năm 2025, công ty sẽ trở thành nhà đầu tư và cho thuê hạ tầng (TowerCo) hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh đó, công ty cũng mở rộng cung cấp dịch vụ xây dựng, VHKT ra ngoài Viettel và thị trường nước ngoài; Phát triển các giải pháp năng lượng sạch, cơ điện thông minh.

Kế hoạch đến năm 2025, doanh thu Viettel Construction đạt 11.500 tỷ đồng và lợi nhuận 518 tỷ đồng, duy trì ROE cao và ổn định với mức trung bình 16%; ROA từ 4-5% trong giai đoạn 2021 – 2025. Dù vậy, lãnh đạo công ty tin rằng sẽ hoàn thành vượt xa kế hoạch trên, doanh thu năm 2025 có thể lên đến 1 tỷ USD (khoảng 23.500 tỷ đồng), tỷ trọng doanh thu ngoài tập đoàn lên tới 50%.

Trong một báo cáo gần đây, CTCK Bản Việt (VCSC) dự báo Viettel Constrution sẽ sớm trở thành Towerco số 1 Việt Nam. Viettel Constrution bắt đầu xây dựng trạm viễn thông của riêng mình vào năm 2019 và nhanh chóng trở công ty lớn thứ 2 với 1.000 trạm viễn thông tính đến quý 3 năm 2020. Trong khi đó, công ty số 1 là OCK - một Towerco Malaysia  chỉ có 2.300 trạm viễn thông. Được hỗ trợ bởi bề dày kinh nghiệm xây dựng và vận hành toàn bộ mạng lưới trạm viễn thông của Viettel (chiếm 43% tất cả các trạm viễn thông tại Việt Nam), Viettel Constrution có chi phí và khả năng đảm bảo địa điểm trạm vượt trội. Ngoài ra, với chi phí gia tăng không đáng kể khi cho thuê thêm nhiều MNOs (nhà khai thác mạng di động) trên một trạm viễn thông hiện có, có Viettel là khách thuê chính cho phép Viettel Constrution cung cấp giá thuê cạnh tranh cho các MNOs khác.

Minh Anh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên