MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Viettel kiến tạo “kinh tế chia sẻ” từ thời viễn thông 0.4 như thế nào?

15-10-2020 - 12:31 PM | Doanh nghiệp

"Kinh tế chia sẻ" là cụm từ chỉ vừa quen thuộc trong những năm gần đây do sự phổ biến của Uber, Grab, AirBnB... Nhưng ít người để ý, khoảng 20 năm trước, một công ty Việt Nam đã nghĩ đến hình thức "kinh tế dựa trên đám đông", vừa tìm chỗ đứng cho doanh nghiệp, vừa hướng đến những giá trị chung phục vụ cộng đồng.

Ở thời điểm hiện tại, việc một người không sở hữu ô tô nhưng có thể vi vu trên những chiếc ô tô đẹp, thậm chí hạng sang đã trở thành bình thường. Một người khác có thể chia sẻ gian phòng trống hay đơn giản chỉ là chiếc ghế sofa của mình cho khách du lịch từ nơi khác đến, và thu về khoản tiền nhỏ hoặc lớn, tuỳ vào không gian mà người đó có... Chúng ta đang nói đến một thế hệ "dùng chung" trong những năm gần đây khi những Uber, Grab, AirBnB... và hàng nghìn ứng dụng chia sẻ khác đang phát triển mạnh mẽ.

"Kinh tế chia sẻ" hay "chủ nghĩa tư bản dựa trên đám đông", theo cách gọi của GS. Arun Sundararajan, trường Kinh doanh Stern thuộc New York University’s mô tả một hệ thống kinh tế có năm đặc điểm: tạo dựng được những thị trường cho phép trao đổi hàng hoá và cho phép xuất hiện những dịch vụ mới, dẫn đến tiềm năng hoạt động kinh tế được nâng lên cấp độ cao hơn; Có sức ảnh hưởng lớn; các mạng lưới dựa trên đám đông thay vì các định chế tập quyền; đường ranh mờ nhạt giữa cá nhân và chuyên nghiệp; sự mờ nhạt giữa việc làm toàn thời gian và lao động theo mùa vụ, giữa việc làm độc lập và phuc thuộc, giữa làm việc và thư giãn.

Nhưng trước khi có những định nghĩa mang tính hàn lâm, học thuật này, ở thưở "sơ khai" của nền viễn thông Việt Nam, một doanh nghiệp Nhà nước đã nghĩ đến sức mạnh "dựa trên đám đông", sức mạnh của sự san sẻ, hợp tác để tìm chỗ đứng cho bản thân, cũng như hướng đến giá trị chung phục vụ cộng đồng.

Những năm cuối thập niên 90, di động ở Việt Nam là dịch vụ xa xỉ khi mỗi chiếc điện thoại có sim giá bằng nửa chiếc xe máy, việc kết nối cũng tốn đến vài trăm đô, gây ngán ngẩm ngay cả người giàu có. Thị trường mạng lúc này cũng đang do những ông lớn MobiFone, VinaPhone... chi phối, tập trung chủ yếu ở đô thị. Thời điểm này, nhân vật chính của câu chuyện, Viettel xuất hiện và muốn thay đổi bài toán thị trường di động, dù trong tay không có nhiều tài nguyên.

Thị trường đô thị có với chi phí tiêu dùng cao luôn là trọng tâm tấn công của các nhà mạng di động trên toàn cầu. Tuy nhiên, Viettel có suy nghĩ khác. Những "anh lính đi làm kinh tế" hướng đến "miếng bánh" nông thôn, nơi người dân có mức thu nhập và khả năng chi trả không cao, nhưng có quy mô người dùng rất lớn, đang bị bỏ quên. Họ hướng tích góp về số lượng. Một người chi trả ít, nhưng nhiều triệu người cùng chi trả, khi cộng lại, sẽ là con số khổng lồ.

Viettel cũng hướng đến việc tìm cách giảm giá cước di động với việc ra mắt đầu số 178 trên nền dịch vụ VoIP. Đây được xem là bước chuyển mình, khiến điện thoại đường dài từ dịch vụ đắt đỏ trở nên rẻ hơn, phá vỡ thế độc quyền trước đó. Nhưng điều thú vị là dịch vụ của Viettel lại chạy trên nền tảng hạ tầng của một ông lớn khác – VNPT (Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam).

Để được VNPT "chia sẻ" tài nguyên thời điểm đấy, những người Viettel đã phải rất nỗ lực. Làm việc với "Tổ đàm phán VNPT" là điều "không hề dễ chịu" nhưng những người Viettel khi đó hiểu, không hợp tác, không được chia sẻ nguồn lực hạ tầng, thành công sẽ khó đến.

Khi di động được phổ cập đến tận người công nhân, xe ôm, giúp việc... và ai cũng có thể dùng di động, thị trường đã có điểm tựa vững chắc - mọi người cùng có lợi.

Viettel kiến tạo “kinh tế chia sẻ” từ thời viễn thông 0.4 như thế nào?  - Ảnh 1.

Khi cung cấp dịch vụ di động với đầu số 098xxx, Viettel đã thực hiện nguyên lý của "nền kinh tế chia sẻ" một cách tự nhiên khi tìm ra được nguồn cung cấp các thiết bị viễn thông với giá rẻ của ông lớn nước ngoài.

Một ví dụ khác về kinh tế san sẻ ở Viettel giai đoạn này là việc doanh nghiệp tìm cách mua lại thiết bị tồn kho của các ông lớn nước ngoài. Trong cuộc nói chuyện với lãnh đạo AIS, công ty di động lớn nhất Thái Lan những năm 2000, Viettel được biết các công ty sản xuất thiết bị như Alcatel, Erricson, Siemen... đang lâm vào khủng hoảng thừa với hàng tỷ đô la thiết bị tồn kho, buộc phải sa thải tới 25.000 người.

Thừa với người khác, cần với mình, do vậy Viettel đã đặt vấn về mua thiết bị số lượng lớn nhưng trả chậm với một hãng sản xuất và được chấp nhận. Hành động này cho phép tối ưu hoá các nguồn lực thông qua sự tái phân phối, chia sẻ và sử dụng nguồn lực, hàng hoá dư thừa. Kết quả đôi bên cùng có lợi.

Dù ở dạng giản đơn, không lột tả hết được hình thái, định nghĩa của kinh tế chia sẻ, Viettel ở thời viễn thông 0.4 (thời còn độc quyền), bằng cách hiểu đơn giản nhất, đã từng bước tạo dựng những kết nối hợp tác đầu tiên. Những điều này đã giúp cho Viettel dần khẳng định chỗ đứng của mình trong mảng dịch vụ di động thời kỳ đầu.

Và đến thời điểm hiện tại, Viettel đã là nhà mạng lớn nhất tại Việt Nam thì kinh tế chia sẻ vẫn là mô hình được áp dụng, tạo ra lợi ích chung lớn nhất, và "không bỏ lại ai ở phía sau". Mạng di động 4G với các gói cước ST của Viettel là một điển hình mới nhất. Nếu như các mạng khác e ngại việc đầu tư quá lớn thì Viettel ngay lập tức phủ sóng 4G tại 63/63 tỉnh thành phố để ai cũng có thể dùng được Internet tốc độ cao trên di động, kể cả người nghèo.

Thêm vào đó, thương hiệu này cũng là công ty đầu tiên trên thị trường đưa ra các gói cước ST (ST15, ST30...) với nguyên tắc cho phép người dùng có thể dùng 4G "tẹt ga" trong thời gian ngắn với giá rẻ, tạo bước đột biến cho nhu cầu sử dụng data 4G tại Việt Nam... – một yếu tố quan trọng cho việc hình thành xã hội số. Đó cũng là nhân tố chủ chốt giúp cho mảng viễn thông của Viettel ở Việt Nam – một thị trường đang ở ngưỡng bão hoà, vẫn có mức tăng trưởng tốt.

Triết lý của kinh tế chia sẻ và không ai bỏ lại phía sau của Viettel tiếp tục được khẳng định trong thời 4.0.

Khang An

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên