Viglacera ước lợi nhuận quý 3 tăng 83% so với cùng kỳ, đẩy nhanh việc thoái vốn Nhà nước trong quý cuối năm
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận hợp nhất của Viglacera đạt 1.590 tỷ đồng, giảm 22,4% so với cùng kỳ năm trước và vượt 31% so với kế hoạch năm.
- 03-10-2023Cổ phiếu VinFast xuống dưới mức 10 USD/cp, vốn hóa đạt 22,85 tỷ USD
- 03-10-2023Bánh mỳ Xin Chào bán tại Nhật: Tăng trưởng 170%/năm vẫn bị các Shark từ chối, phải cam kết 3 điều để nhận “deal” 500.000 USD từ Shark Bình
- 03-10-2023Loạt tài sản hàng chục nghìn tỷ mà bầu Đức đã bán để trả nợ trong 1 thập kỷ
Mới đây, tổng công ty Viglacera (mã chứng khoán: VGC) vừa công bố kết ước tính kết quả kinh doanh quý 3/2023 với lợi nhuận trước thuế là 565 tỷ đồng, vượt 24% kế hoạch quý và tăng 83% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận hợp nhất của Viglacera đạt 1.590 tỷ đồng, giảm 22,4% so với cùng kỳ năm trước và vượt 31% so với kế hoạch năm. Trong đó, lợi nhuận công ty mẹ đạt 1.694 tỷ đồng, vượt kế hoạch 29%.
Lĩnh vực bất động sản KCN vẫn là mảng kinh doanh chủ chốt đóng góp vào kết quả kinh doanh Quý 3 và 9 tháng đầu năm 2023 của Viglacera, Cụ thể lợi nhuận trước thuế mảng này 9 tháng năm 2023 là 1.800 tỷ đồng - hoàn thành 133% kế hoạch năm, tăng 389 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022.
Trong bối cảnh mảng vật liệu xây dựng trong nước còn gặp nhiều khó khăn thì xuất khẩu tiếp tục có những dấu hiệu khả quan, lũy kế 9 tháng ước đạt 33,6 triệu USD và vượt 151% so với cùng kỳ. Trong đó, các sản phẩm gạch ốp lát, kính xây dựng và sứ vệ sinh đều ghi nhận tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2022.
Về kế hoạch triển khai quý 4/2023, đối với lĩnh vực bất động sản, Viglacera tiếp tục tập trung vào công tác đền bù giải phóng mặt bằng và tổ chức thi công xây lắp hạ tầng, đẩy mạnh công tác bán hàng tại các dự án nhà ở và khu công nghiệp, tiếp tục mở rộng phát triển mới các khu công nghiệp và nhà ở cho các năm tiếp theo.
Đối với lĩnh vực vật liệu xây dựng, Viglacera tiếp tục cho rà soát các nhóm sản phẩm, đảm bảo phù hợp với thị trường cả về chất lượng, tính năng, giá bán và nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, công ty sẽ tiếp tục đẩy nhanh hơn công tác giới thiệu các sản phẩm giá trị cao tới thị trường trong đó có các sản phẩm như đá nung kết và kính siêu trắng.
Đáng chú ý, trong quý 4/2023, Viglacera sẽ tiếp tục triển khai các thủ tục cho công tác thoái vốn Nhà nước tại tổng công ty theo chủ trương tại văn bản ngày 22/5 của Bộ Xây Dựng; đồng thời xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm 2024 và kế hoạch 5 năm giai đoạn 2024-2028.
Ngày 2/10, Vigalcera đã chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 10% bằng tiền (01 cổ phiếu nhận 1.000 đồng). Thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 24/10.
Với 448,35 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Viglacera dự kiến sẽ chi gần 450 tỷ cho đợt tạm ứng lần này. Một nửa con số trên sẽ chảy về túi CTCP Hạ tầng Gelex – cổ đông lớn nhất nắm giữ 50,2% vốn của Viglacera. Bộ Xây dựng cũng sẽ thu về khoảng 174 tỷ đồng nhờ nắm giữ 38,58% cổ phần tại doanh nghiệp này.
Trên thị trường, trong phiên ngày 3/10 - phiên VN-Index giảm 37 điểm cổ phiếu VGC cũng giảm 2,65% còn 45.850 đồng/cp. Tuy nhiên, so với đầu năm thị giá mã này vẫn tăng 42% kể từ đầu năm.
Nhịp Sống Thị Trường